Bây giờ ta nói về một khuyết điểm của lực ma sát: Nó phanh các cỗ máy. Đúng vậy, thật đáng tiếc làm sao, lực ma sát là tay phá phách tệ hại nhất đối với một nhà vật lý học đã dành cả đời mình cho việc suy ngẫm chế tạo ra thứ máy siêu đẳng của tất cả các loại máy móc trên đời: Một chiếc máy cứ mãi vận hành mà không cần phải được bổ sung thêm năng lượng, cái người ta gọi là Perpetuum mobile. Trong những năm 1617 đến 1906, cơ quan quản lý phát minh của nước Anh nhận được tất cả 600 đề xuất về cách tạo ra một bộ máy Perpetuum mobile, nhưng không một nguyên lý nào hoạt động.
Đề xuất số 599 thật làm tôi muốn khóc!
Sau đây có vài sáng kiến mới nữa. Theo ý bạn thì cái nào sẽ hoạt động. 1. Chiếc xe đạp Perpetuum (xe đạp vĩnh viễn). Ở chiếc xe đạp
này, lực sẽ xuất phát từ mông bạn, một cái mông cứ cùng với yên xe nhấp nhô lên rồi xuống, lên rồi xuống. Lực xuất hiện qua vụ nhấp nhô này được truyền qua một dây cuaroa và kéo bánh sau của xe đạp. Với cách này bạn có thể đi xe mãi mãi (cho đến khi mông bạn nát nhừ ra).
Lực truyền qua dây cuaroa từ pittông để kéo bánh xe. Ai cha! Đau
mông quá! Yên xe chuyển động lên xuống, truyền lực cho pittông.
2. Chiếc máy bơm Perpetuum. Một chiếc máy bơm bơm nước lên trên, nước này theo một bánh xe chảy xuống dưới và qua đó đẩy cho máy bơm chạy tiếp.
3. Chiếc đồng hồ Perpetuum. Những thay đổi của áp lực trong bầu khí quyển sẽ làm chuyển động một quả cầu bằng thủy tinh lên rồi xuống, lên rồi xuống, lực chuyển động này kéo một bánh xe chuyển động theo và bánh xe này đẩy cỗ máy đồng hồ hoạt động. 4. Chiếc quạt gió Perpetuum. Từ bánh xe gió, ngọn gió được thổi
qua một hình phễu rồi thổi vào một cánh quạt, cánh quạt này lại khiến cho bánh xe gió chuyển động.