Nhưng lực ma sát cũng có ích cho ta: phanh, bánh xe, miếng đế giày trơn nhẫy hoặc những chiếc dây cuaroa trong máy móc - tất cả những thứ đó sẽ không hoạt động nếu không có lực ma sát.
Trong cuộc sống, cũng có những lúc ta lại muốn làm vật thể trơn nhẵn hơn lên. Cho vụ này ta dùng công cụ bôi trơn. Khi người ta tra dầu nhờn cho máy móc, những đơn vị gập ghềnh trên bề mặt (vốn là thủ phạm tạo nên lực ma sát) sẽ được lấp đầy bằng dầu – và thế là bề mặt trở nên nhẵn nhụi hơn và có thể trượt qua nhau tốt hơn.
Hiệu ứng trượt này là nền tảng cho đa phần các bộ môn thể thao mùa đông. Xe trượt tuyết, ván trượt tuyết cũng như trượt băng đều trườn về phía trước, bởi bên dưới càng trượt của chúng luôn có một lớp mỏng đá hoặc tuyết tan chảy. Người đi giày hay cưỡi ván trượt hoặc ngồi xe trượt tuyết “lướt sóng” hay “bơi” trên thảm nước đó, với lực ma sát rất nhỏ – nhưng vụ này chỉ hoạt động suôn sẻ và trôi chảy (tức là ít lực ma sát) chừng nào người ta chưa bị trượt chân và ngã xuống:
Đôi giày trèo núi này dễ chịu và an toàn thật đấy!
Khi hạ thủy các con tàu người ta cũng phải bôi trơn. Thời Trung Cổ người ta quét mỡ động vật lên đoạn dốc hạ thủy. Khi con tàu được thả xuống nước, một nô lệ sẽ phải đảm trách nhiệm vụ nguy hiểm là rút vật phanh bên dưới tàu ra. Sau đó, anh ta phải ngay lập tức chạy về nơi an toàn. Nếu anh ta trượt chân trên lớp gỗ trơn nhẫy, thì con tàu sẽ trượt đè lên anh ta. Nếu anh ta kịp trốn về nơi an toàn, người ta sẽ thả cho anh ta tự do.
Rất ít lực ma sát Rất nhiều lực ma sát Tôi được tự do rồi! Aaaah!
Vậy là bạn thấy nếu quá ít lực ma sát, ta sẽ phải lãnh hậu quả trầm trọng – mà quá nhiều lực ma sát cũng vậy. Ví dụ như trong câu chuyện sau, tại thành phố Rome xinh đẹp, khoảng 400 năm về trước…