Dầu thực vật

Một phần của tài liệu ĐATN Tổng quan về nhiên liệu diesel (Trang 59 - 62)

Dầu thực vật là nhiên liệu tái tạo. Gần đây loại nguyên liệu này đang rất được quan tâm vì những thuận lợi về mặt môi trường và trong thực tế chúng được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu tái tạo. Dầu thực vật là một nguồn năng lượng không có nguy cơ cạn kiệt như dầu mỏ, với giá trị năng lượng gần với nhiên liệu diesel. Sản lượng dầu thực vật toàn cầu đã tăng từ 56 triệu tấn năm 1990 lên 88 triệu tấn vảo năm 2000. Rất nhiều các loại dầu thực vật có thể tổng hợp biodiesel: dầu đậu tương, dầu hạt cải được sử dụng nhiều nhất, sau đó là các loại đầu cọ, dầu hướng dương, sợi gai dầu.

Các loại dầu khác nhau có thành phần hoá học khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của dầu thực vật là các glyxerit, nó là este tạo thành từ axií béo có phân tử lượng cao và glyxerin (chiếm 95, 4 ÷ 97%).

Ở Mỹ người ta sử dụng rộng rãi đậu tương cho các sản phẩm thực phẩm vì vậy dầu đậu tương là nguồn nguyên liệu đầu tiên để sản xuất biodiesel. Ở Malaysia và Indonesia, dầu cọ lại được dùng nhiều hơn cả để sản xuất biodiesel. Dầu hạt cải là hướng đi của rất nhiều nước Châu Âu. Tại Ấn Độ và Đông Nam Á, cây Jatropha được tìm thấy như là một nguyên liệu thích hợp để đưa vào sản xuất nhiên liệu sinh học.

55

Dầu đậu nành: Dầu đậu nành tinh khiết có màu vàng sáng, thành phần axit béo chủ yếu của nó là linoleic (50 ÷ 57%), oleic (23 ÷ 29%). Dầu đậu nành được dùng nhiều trong thực phẩm. Ngoài ra, dầu đậu nành đã tinh luyện được dùng làm nguyên liệu để sản xuất margarin. Từ dầu đậu nành có thể tách ra được lexetin dùng làm dược liệu, trong sản xuất bánh kẹo. Dầu đậu nành còn được dùng để sản xuất sơn, vecni, xà phòng... và đặc biệt là để sản xu ất biodiesel. Cây đậu tương được trồng phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở vùng đồng bằng nước ta.

Dầu dừa: Dừa là một loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh. Ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở Thanh Hoá, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Nam Trung Bộ... Dừa là cây sinh trưởng lâu năm, thích hợp với khí hậu nóng ẩm, có thể trồng được ở các nơi nước mặn, lợ, chua... Trong dầu dừa có chứa các axit béo lauric (44 ÷ 52%), myristic (13 ÷ 19%), panmitic (7,5 ÷ 10,5%). Hàm lượng các chất béo không no rất ít. Dầu dừa được sử dụng nhiều cho mục đích thực phẩm, có thể sản xuất margarin và cũng là nguyên liệu tốt để sản xuất xà phòng và biodiesel.

Dầu cọ: Cọ là cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Chile, Ghana, Tây Phi, một số nước Châu Âu và một số nước Châu Á. Từ cây cọ có thể sản xuất được 2 loại dầu khác nhau: dầu nhân cọ và dầu cùi cọ. Dầu nhân cọ có màu trắng còn dầu cùi cọ có màu vàng. Thành phần axit béo của chúng cũng rất khác nhau. Dầu cùi cọ là loại thực phẩm rất tốt dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bơ, mỡ thực vật. Dầu cùi cọ có chứa nhiều caroten nên được dùng để sản xuất chất tiền sinh tố A. Dầu chất lượng xấu có thể dùng để sản xuất xà phòng hoặc dùng trong ngành luyện kim. Dầu nhân cọ có công dụng trong ngành thực phẩm bánh kẹo. Cả hai loại dầu này có thể làm nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel.

Dầu hạt cao su: Dầu hạt cao su hạt hàm lượng dầu chiếm khoảng 40 đến 60%. Cây cao su được trồng nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Châu Phi, Nam Mỹ... Ở Việt Nam cây cao su được đưa vào thời Pháp thuộc và trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cây cao su sống thích hợp nhất ở những vùng đất đỏ. So với các loại dầu khác thì dầu hạt cao su ít được sử dụng trong thực tế, không thể làm thực phẩm hoặc thức ăn cho gia súc do hàm lượng axit béo rất lớn và có một số chất độc hại. Vì vậy nếu sử dụng dầu hạt cao su làm nguyên liệu để sản xuất biodiesel thì hiệu quả kinh tế thu được là cao nhất.

56

Hàm lượng axit béo của dầu hạt cao su cao hơn các loại dầu khác do trong hạt cao su có enzym lipaza tác dụng thuỷ phân glyxerit tạo axit béo. Dầu sau khi được xử lý nhiệt thì chỉ số axit ổn định do không còn enzym lipaza nữa.

Dầu bông: Bông là loại cây trồng một năm. Trong dầu bông có sắc tố carotenoit và đặc biệt là gossipol và các dẫn xuất của nó làm cho dầu bông có màu đặc biệt: màu đen hoặc màu sẫm. Gossipol là một độc tố mạnh. Hiện nay dùng phương pháp tinh chế bằng kiềm hoặc axit antranilic. Do trong dầu bông có chứa nhiều axit béo no panmitic nên ở nhiệt độ phòng nó đã ở thể rắn. Bằng cách làm lạnh dầu người ta có thể tách được pamnitic dùn để sản xuất margarin và xà phòng. Dầu bông cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel.

Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu hay còn gọi là dầu ve, được lấy từ hạt quả cùa cây thầu dầu. Cây thầu dầu được trồng nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Những nước sàn xuất thầu đầu là Brazin (36%), Ấn Độ (6%), Trung Quốc, Liên Xô cũ, Thái Lan. Cây thầu dầu ở nước ta chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, hiện nay dầu thầu đầu ở Việt Nam vẫn phải nhập nhiều từ Trung Quốc. Dầu thầu dầu là loại dầu không khô, chỉ số iot từ 80 - 90, tỷ trọng lớn, tan trong alkan, không tan trong xăng và dầu hỏa. Hơn nữa, do độ nhớt cao của dầu thầu dầu so với các loại dầu khác nên ngay từ đầu đã được sử dụng trong công nghiệp dầu mỡ bôi trơn. Hiện nay đầu thầu dầu vẫn là loại dầu nhờn cao cấp dùng trong động cơ máy bay, xe lửa và các máy có tốc độ cao, cả trong dầu phanh. Dầu thầu dầu được dùng trong nhiều lĩnh vực như y tế để làm thuốc tẩy, nhuận tràng, trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm, trong công nghiệp chất dẻo, làm giấy than, giấy nến và mực in. Ngoài ra còn sử dụng trong cồng nghiệp dệt nhuộm, thuộc da, công nghiệp sơn và công nghiệp bôi trơn. Đặc biệt là cũríg có thể dùng để sản xuất biodiesel.

Dầu jatropha: Dầu ép từ hạt của cây jatropha còn được gọi là cây cọc rào, phát triển tốt khi được trồng ở những vùng đất bán khô hạn là một trong những loại dầu có tiềm năng ứng dụng lớn nhất đối với ngành công nghiệp biodiesel. Một năm loại cây jatropha cho thu hoạch hạt hai lần. Ấn Độ là quốc gia trồng cây jatropha làm nhiên liệu sinh học với quy mô lớn, ước tính có tới 64 triệu ha đất được giành trồng loại cây này, đều là những vùng đất bỏ hoang và không thể trồng các loại cây lương thực. Hiệu quả

57

kinh tế của nhiên liệu sinh học từ jatropha phụ thuộc nhiều vào năng suất hạt cùng nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, giống cây, cách trồng[5]. Jatropha là cây phi thực phẩm nên là nguồn nguyên liệu rất tốt, không cạnh tranh với cây lương thực.

Một phần của tài liệu ĐATN Tổng quan về nhiên liệu diesel (Trang 59 - 62)