Các căn cứ pháp lý để sản xuất và phát triển cây ăn quả trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

1.2.1.3. Các căn cứ pháp lý để sản xuất và phát triển cây ăn quả trên địa bàn

huyện Đồng Hỷ

- Văn bản của Trung Ương

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;

Thông báo số 6348/TB-BNN-VPĐP về đề xuất nhiệm vụ khoa học cấp nhà nước thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;

Quyết Định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới gia đoạn 2016-2020;

Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Công văn số 54/VPĐP-NV, ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về việc đề xuất các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2020.

-Văn bản của tỉnh Thái Nguyên

Nghị quyết số 33/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh về thông qua đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025. Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 05/7/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 – 2020;

Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 21/10/2019 của Ban chấp hành Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến 2030;

Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch số 151/KH-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND Thái Nguyên về việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU; Quyết định 592/QĐ-UBND, ngày 5/3/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Văn bản của huyện Đồng Hỷ

Kế hoạch số 133 - KH/HU ngày 25/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019- 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 01/9/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020-2025.

Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 23/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

1.2.1.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cây Na đã được người dân huyện Võ Nhai đưa vào trồng từ vài chục năm trở lại đây. Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Võ Nhai và chính quyền xã La Hiên đã luôn quan tâm chú trọng các biện pháp nhằm phát triển sản xuất na theo hướng nông nghiệp tốt (VietGAP), na an toàn. Với thổ nhưỡng vùng cao núi đá thích hợp cho phát triển cây na và sớm áp dụng phương thức canh tác tiên tiến theo mô hình chuyên canh, từ hàng chục năm trở lại đây, La Hiên đã trở thành vùng trồng na lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. So với các vùng trồng na khác trong tỉnh, na La Hiên có quả to đều, vị ngọt đậm, thơm, thanh mát, ít hạt, vỏ mỏng. Chính yếu tố đặc trưng này đã giúp quả na La Hiên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ Na của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên để nâng tầm thương hiệu Na La Hiên như sau:

Tuyên truyền, vận động các hộ dân chuyển dần diện tích đất trồng các loại cây khác kém hiệu quả sang trồng cây na, dần đưa diện tích na ngày càng tăng thêm

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình canh tác, chủ động công đoạn thụ phấn công đoạn này thường được bà con tiến hành vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm

Xây dựng chứng nhận bảo hộ “ tập thể Na La Hiên” vào năm 2018 đã giúp cho na - loại quả đặc sản của người dân La Hiên có cơ hội vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh, vào các siêu thị, các cửa hàng lớn.

Trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP, na an toàn là trồng theo quy trình và được chứng nhận kiểm định của cơ quan chuyên môn

Thành lập 7 tổ hợp tác và 1 tổ hội nghề nghiệp liên quan đến sản phẩm quả na. Các tổ hợp tác và tổ chức hội nghề nghiệp đều hoạt động tốt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và cùng phát triển kinh tế, thu lợi nhuận từ na.

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng na với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh để người dân có thể tăng thu nhập từ cây na một cách hiệu quả, thuận tiện nhất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)