Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các sở, ban, ngành có liên quan đến phát triển bền vững sản xuất cây Na, đặc biệt là các chương trình, dự án về nông nghiệp đã được phê duyệt trong giai đoạn 2018-2020.

Các tài liệu, báo cáo đã công bố của các đơn vị trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng, ban ngành trên địa bàn huyện Đồng Hỷ) trong giai đoạn 2018 - 2020.

Tài liệu thu thập gồm: Niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội, các báo cáo đánh giá về sản xuất nông nghiệp, phát triển cây Na, các quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, đề án triển khai giai đoạn và từng năm, các số liệu, tài liệu, ấn phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp và cây Na trong giai đoạn 2018 - 2020.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là được thu thập thông qua việc điều tra thực tế đối với các hộ nông dân bằng phiếu điều tra được soạn sẵn nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ của các hộ sản xuất Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Trên cơ sở đề cương nghiên cứu đã được hoàn thiện, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đề tài thiết lập phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng liên quan trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng trước bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Bảng câu hỏi được khảo sát thử và được hoàn chỉnh trước khi điều tra chính thức.

Để có được đánh giá chính xác về tình hình phát triển cây Na trên địa bàn, đề tài sẽ lựa chọn quy mô mẫu đủ lớn để tiến hành phân tích, đánh giá. Đề tài sử dụng công thức tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+N*e2) Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu

N: số lượng tổng thể e: sai số cho phép

Hiện nay theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ hiện trên địa bàn huyện có 110 hộ đang trồng Na theo hướng sản xuất hàng hóa tập trong tại 3 xã Quang Sơn, Khe Mo và Tân Long

Theo công thức tính mẫu ta có số hộ phải điều tra là n = 110/(1+110*0,05 2) = 86 (hộ)

Để loại trừ các mẫu điều tra không đạt tiêu chuẩn nên tác giả lựa chọn điều tra 90 hộ chia đều cho 3 xã Quang Sơn, Khe Mo và Tân Long

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)