Thực trạng phát triển tiêu thụ Na của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 77)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.3. Thực trạng phát triển tiêu thụ Na của các hộ điều tra

3.2.3.1. Doanh thu bình quân của các hộ điều tra

Na là sản phẩm đã được nhiều người biết đến, nhưng những năm gần đây người dân Đồng Hỷ mới đầu tư nhiều cho việc phát triển cây trồng Na. Họ tin rằng, nếu tận dụng đất đai hợp với cây trồng sẽ có thêm thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy Na đã trở thành một cây trồng được nông dân Đồng Hỷ đưa vào sản xuất. Sản xuất ra quả Na ngon ngọt đã khó, nhưng hiện nay việc tiêu thụ còn gặp nhều khó khăn. Với hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thì trong những năm gần đây cây na đã có năng suất cao hơn hẳn, mẫu mã và hình thức đẹp hơn do vậy giá bán được cao hơn

Sảm phẩm Na được người tiêu dùng ưa thích nên hiện nay sản phẩm Na vào đầu mùa có hộ bán được với giá 60.000 đồng/cân đến 70.000 đồng/cân. Giá bắt đầu giảm dần khi đến giữa mùa khi sản phẩm có nhiều nhưng bình quân các hộ vẫn bán được từ 20.000 đồng/cân đến 30.000 đồng/cân. Với giá bán như vậy là các hộ nông dân đã thấy được hiệu quả của cây Na hơn hẳn so với các sản phẩm nông nghiệp khác.

Bảng 3.11: Giá bán và doanh thu bình quân của các hộ trồng Na tính trên 1 ha TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân chung Quang Sơn Khe Mo Tân Long 1 Diện tích ha 0,85 1,12 0,90 0,54

2 Năng xuất Tấn/ha 9,3 9,4 9,2 9,3

3 Sản lượng Tấn/ha 7,93 10,52 8,28 5,02

4 Giá bán Tr.đ/tấn 29,00 30 29 28

5 Giá trị sản

xuất bình quân tr.đồng 230,14 315,84 240,12 140,61

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021

Qua bảng ta thấy doanh thu bình quân trên 1 ha của cây Na đem lại 230,14 triệu đồng. Đối với các sản phẩm nông nghiệp khác cây Na được xếp vào loại cây trồng đem lại doanh thu/1ha là tương đối cao và giá bán ổn định. Nhưng do cây Na có thời gian thu hoạch ngắn từ 1 tháng đến 1,5 tháng do vậy đến thời điểm thu hoạch rộ nếu các hộ không có người thu hái thường xuyên thì tỷ lệ Na hư hỏng nhiều. Với diện tích tập trung hiện nay các hộ trên địa bàn xã Quang Sơn có doanh thu thu được từ bán Na bình quân là nhiều nhất bình quân là 315,84 triệu đồng/1 ha còn các hộ ở xã Tân Long có doanh thu thấp là 140,61 triệu đồng vì diện tích bình quân trên hộ thấp

3.2.3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm Na của các hộ điều tra

Tình hình tiêu thụ sản phẩm Na tại các hộ sản xuất diễn ra khá thuận lợi, hiện tượng tồn hàng ít. Bởi lẽ, Na sản xuất ra tại huyện Đồng Hỷ có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, khách hàng thường xuyên lui tới mua sử dụng cho gia đình hoặc mang biếu, tặng. Những khách hàng là thương lái buôn ở xa, họ thường gọi điện trước để đặt hàng, thường thì đặt với số lượng là vài chục cân, có khách hàng cũng đặt liền một lúc 2 tạ.

Người tiêu dùng

Đại lý thu mua na dai

Thị trường tiêu thụ Thương lái buôn

Hộ nông dân sản xuất na dai

Sơ đồ 1.1: Các hình thức tiêu thụ Na của huyện Đồng Hỷ

Hâu hết các sản phẩm Na tiêu thụ trên thị trường đều không qua chế biến, không kiểm định chất lượng. Na mở mắt, được người dân hái và bán ra thị trường. Sản phẩm Na được hộ nông dân bán ra với nhiều hình thức khác nhau như: bán tại nhà cho các thương lái, bán cho các khách đi đường, mang ra các chợ đầu mối, bán qua mạng (online)…

Bảng 3.12: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm Na qua các hình thức

ĐVT: %

Nơi tiêu thụ Na các hộ dân Tỷ lệ (%)

- Bán cho thương lái 60

- Bán tại nhà 20

- Bán tại chợ 10

-Bán qua mạng 10

Tổng 100

Đối với những khách là thương lái buôn đây là kênh tiêu thụ chính các sản phẩm Na hiện nay của Đồng Hỷ chiếm đến 60% sản lượng chính của hộ. Thương lái sẽ trực tiếp đến tận vườn để mua sản phẩm này. Nếu là thời gian đầu mùa thu hoạch Na, mỗi hộ sẽ cắt khoảng 1 đến 2 tạ quả Na một ngày, và thương lái đến thu mua tại vườn với giá là 35 nghìn đồng/1kg. Tuy nhiên nếu vào chính vụ thì mỗi hộ có thế cắt 2 đến 3 tạ Na một ngày, lúc này giá tại vườn chỉ còn 18 đến 25 nghìn đồng/1kg. Hình thức này nhanh, tiền ngay nhưng đem lại rủi ro rất lớn. Nếu thương lái không mua hoặc ép giá thì các hộ nông dân phải theo thương lái

Đối với những khách vãng lai: người bán sẽ cắt Na và bày bán trước cửa nhà mình hoặc tại các chợ đầu mối. Giá Na có thể thay đổi, nếu là đầu mùa có thể lên tới 70 nghìn đồng/1kg, tuy nhiên vào mùa Na chín rộ thì cũng chỉ còn 35- 50 nghìn đồng/1kg đối với các mã đẹp chất lượng, có thể 15 – 20 nghìn đồng/1kg nếu là các quả có mã xấu, chất lượng thấp hơn.

Hiện nay đối với các hộ trẻ thì bán hàng qua công nghệ cũng là hình thức đang được các hộ lựa chọn để đa dạng hóa hình thức bán hàng. Hình thức các hộ bán được 10% sản lượng na của hộ . Đặc biệt trong năm 2020 dịch bệnh Covid xảy ra thì hình thức này đã phát huy được điểm mạnh trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)