Các giải pháp phát triển sản xuất Na ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2030

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 101)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

34.2. Các giải pháp phát triển sản xuất Na ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2030

3.4.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất

Muốn phát triển sản xuất Na thì cần phải bắt đầu từ quy hoạch. UBND huyện cần tiến hành rà soát lại các vùng sản xuất cụ thể về diện tích, về điều kiện tự nhiên của vùng chuyên sản xuất. Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất cho sản xuất và kinh doanh Na. Vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp bắt đầu cho hàng loạt các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Na khác tiến hành theo, cụ thể là:

-Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất Na cần phải chọn những vùng đang tập trung sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

-Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì phát triển sản xuất Na ở các vùng có đủ điều kiện sản xuất Na. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất Na nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất Na.

-Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Na gồm: Các cơ sở thu mua, các thương lái gắn liền với các vùng sản xuất Na tập trung, các chợ đầu mối. Duy trì cung cấp hàng hóa cho một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ Na nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.

3.4.2.2. Tổ chức quản lý sản xuất

Hiện nay trên địa bàn huyện Đồng Hỷ việc sản xuất Na được thực hiện theo hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình. Thường thì các hộ gia đình sản xuất tự phát là chủ yếu nên kỹ thuật sản xuất còn truyền thống, lạc hậu… Như vậy, việc phát triển sản xuất Na được ổn định bền vững thì giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất giữ vai trò quan trọng.

+ Tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất đến với các nhóm hộ, HTX và các trang trại tham gia vào phát triển sản xuất Na.

+ Hoàn thiện tổ chức sản xuất hộ gia đình để phát huy được tính tự chủ trong sản xuất Na.

+ Phối hợp toàn diện 4 nhà: “Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông”. Phối hợp liên kết chặt chẽ với các cơ quan lãnh đạo, khuyến nông.

3.4.2.3.Giải pháp về vốn và sử dụng đầu vào

3.4.2.3.4 Chính sách về vốn

Những hộ gia đình tham gia sản xuất Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hầu hết đều là hộ kinh tế khó khăn, vốn sản xuất nói chung, trong đó có vốn phát triển sản xuất Na. Hiện nay vốn tín dụng đến với người dân còn hạn chế, điều kiện vay, số lượng vay, thời gian vay, thủ tục còn rườm rà. Thời gian vay thường là vốn ngắn hạn, điều đó người dân chưa kịp gối vụ thì đã phải hoàn tiền vay cho ngân hàng.

Như vậy, nhà nước cần có những chính sách cho vay vốn hợp lý. Cụ thể, đối với các vùng bắt đầu khai hoang đưa vào sản xuất cần lượng vốn lớn .Vậy nên nhà nước cần hỗ trợ về vốn để khuyến khích các hộ mở rộng hơn để họ yên tâm sản xuất. Vì vậy để phát triển sản xuất Na cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn.

Nội dung chính sách về vốn cho phát triển Na cụ thể là

+ Hỗ trợ vốn để trồng mới, nâng cấp cải tạo những vườn đã có. Người trồng Na, tùy theo nhu cầu vay vốn để có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn phù hợp.

+ Huy động vốn bằng việc tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phát triển sản xuất Na.

+ Khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất Na để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nhân dân làm và nhà nước hỗ trợ theo quy hoạch.

3.4.2.3.2 Giải pháp về sử dụng đầu vào

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, đa số các hộ sản xuất Na đều thiếu vốn đầu tư ban đầu (48,89%). Vì vậy cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất Na. Thông qua việc đầu tư thêm về vốn, người dân phải tăng cường mạnh dạn mở rộng diện tích, quan tâm đến công tác chăm sóc, áp dụng khoa học tiến bộ mới, sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào để tăng thêm thu nhập, hiệu quả sản xuất cao.

3.4.2.3.3 Giải pháp về cơ cấu giống và chất lượng giống

Giống là yếu tố quan trọng đối với các loại cây trồng, nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng. Vì vậy, cần phải có những chính sách về giống hợp lý, đưa giống tốt vào sản xuất. Hạn chế sử dụng giống cũ, những giống cây trồng có sự xuất hiện của mầm bệnh nhằm hạn chế được sâu hại tấn công, khắc phục hiện tượng thoái hóa giống, để năng suất cây trồng được tăng lên.

Những lợi thế của địa phương như địa hình thuận lợi, phù hợp, kinh nghiệm sản xuất của người dân để tạo mối quan hệ với các cấp chính quyền, các trung tâm giống để đưa các mô hình có hiệu quả kinh tế cao vào sản suất

3.4.2.3.3 Giải pháp về kỹ thuật

Kỹ thuật công nghệ là nhân tố quyết định đến việc nâng cao năng suất cây trồng. Sự đóng góp của tiến bộ kỹ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh. Việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào đã tạo nên mức tăng về năng suất sản lượng. Mặc dù vậy, tiềm năng để tiếp tục phát triển Na còn rất lớn. Chính vì vậy các yếu tố về kỹ thuật quan trọng, cần được áp dụng:

3.4.2.3.4 Về giống: Có thể nói giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất, chất lượng Na. Theo tính chất thời vụ, đến kế vụ Na được người dân chọn lọc ra các loại hạt giống dầy, đen nhánh để làm giống. Giống tốt sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Có thể nghiên cứu về giống Na thái tạo ra năng xuất và chất lượng cao

3.4.2.3.4 Về phân bón: Việc bón phân hợp lý, đúng công thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Na. Hầu hết các giống Na được trồng trên đất Đồng Hỷ đều là đất thiếu dinh dưỡng, đất sỏi, núi đá, đồi. Mặc dù cây trồng chịu được cằn cỗi nhưng nếu thiếu chất dinh dưỡng trong đất mà chúng ta không đốc thúc bón phân thì sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, Na được trồng chủ yếu ở đất đồi, đất sỏi nên chất dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi, làm nghèo chất dinh dưỡng. Vì vậy, người sản xuất cần nắm vững về liều lượng, quy trình, thời điểm bón để cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.4.2.3.5 Về chăm sóc: Chế độ chăm sóc sẽ ảnh hưởng rõ rệt nhất. Mức độ đầu tư công lao động cao hay thấp ảnh hưởng đến kết quả của quá trình sản xuất. Nếu đầu tư lao động cao thì nâng suất thu được cao hơn nhiều so với những gia đình đầu tư về công lao động ít. Xét theo chi phí cơ hội thì các hộ gia đình trồng na dai cần đầu tư lao động cao để đem lại hiệu quả kinh tế. Các hộ đầu tư nhiều cho lao động thì họ sẽ kịp thời phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trị sớm hơn. Giai đoạn đầu, khi mới trồng cây, chế độ chăm sóc tốt hay không phụ thuộc vào các quá trình bón phân, xới cỏ, vun đất cho cây trồng.

3.4.2.3.6. Giải pháp về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm

Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển sản xuất. Vì vậy, cần có những giải pháp về tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đối với cây trồng. Như vậy, các cấp chính quyền cùng các hộ sản xuất Na cần tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chủ động kêu gọi các tổ chức tham gia vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Na.

Quan tâm tới các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác xúc tiến thương mai, xây dựng thương hiệu mại thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho các ngành.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu ta thấy cây Na khá phù hợp để phát triển tại 1 số xã của huyện Đồng Hỷ hiện nay do vậy diện tích cây na dai ở Đồng Hỷ tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Diện tích tăng bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 12,85%/năm, diện tích năm 2020 là 140 ha chủ yếu được trồng tại xã Quang Sơn, xã Khe Mo và xã Tân Long của huyện Đồng Hỷ. Hiệu quả kinh tế của cây Na đã cao hơn hẳn so với hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng khác như ngô, lúa, rau mầu được trồng tại địa phương

Tuy nhiên, trong phát triển sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ còn có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đem lại như việc sử dụng đầu vào còn thiếu, vốn đầu tư, các chi phí cho sản xuất còn hạn chế; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng; việc quảng bá sản phẩm ra các địa phương bạn còn gặp nhiều khó khăn, nguồn giống mới chưa được người dân đầu tư sản xuất; trình độ người dân còn thấp nên việc áp dụng khoa học tiến bộ mới còn hạn chế.

Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất, tiêu thu na huyện Đồng Hỷ trong thời gian vừa qua, luận văn đã đề ra 6 giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ bền vững sản phẩm Na đến năm 2030 như: Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất, về vốn và sử dụng đầu vào, về cơ cấu giống và chất lượng giống, về kỹ thuật, về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

KIẾN NGHỊ

-Đối với Nhà nước

Đối với ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại vùng sản xuất na dai thích hợp cho từng vùng, việc trồng na dai cần xem xét kỹ nhiều mặt từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cần có chính sách, cơ chế phù hợp để phát triển sản xuất na dai, nhất là các chính sách cho vay vốn để đầu tư sản xuất. Giải quyết tốt các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho người trồng na dai.

Cần có các chính sách định hướng, khuyến khích trong xuất khẩu na dai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.

- Đối với các cấp chính quyền

UBND tỉnh, huyện các có các chủ trưong chính sách khuyến khích hỗ trợ các hộ sản xuất về giống mới, phân bón, quy hoạch tập trung vùng sản xuất. Chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Tiến hành quy hoạch chi tiết vùng trồng na dai cho từng địa phương trong phát triển sản xuất, tập trung khai thác tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực sẵn có. Định hướng việc phát triển trồng na dai và các loại cây trồng lâu năm nhằm phát triển một cách đồng bộ và tổng thể giữa các cây trồng có sự bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Mở rộng các hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ sản xuất, tăng cường kiểm soát công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để đáp ứng nhu cầu trong việc định hướng, chuyển giao kỹ thuật về phát triển sản xuất các loại cây trồng, trong đó có cây na dai..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ - Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2019.

2. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, (quý I, 2021), Báo cáo xuất khẩu nông sản quý I của Việt Nam, Hà Nội

3. Nguyễn Công Tiệp, (2011), Phát triển sản xuấtt và tiêu thụ Bưởi Diễn ở một số tỉnh Miền Bắc Việt Nam.

4. Hội thảo Trái cây Việt Nam – cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế (2010), Mỹ Tho, Tiền Giang.

5. Ellis. F (1993), Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB TP.Hồ Chí Minh.

6. Malcom Gillis (1983), Phát triển nông nghiệp bền vững, Đỗ Kim Chung dịch (2009), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hoài Thu (2008), Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinhh tế quốc tế của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội

8. Đỗ Thu Hằng,(2016), Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội Viện Hàn Lâm Việt Nam

9. Tuấn Ngọc và Hùng Long (2014) “Phát triển cây ăn quả có múi ở các tỉnh phía Bắc” luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I , Hà Nội

10.Phùng Thị Hằng Hoa (2010), Xác định nhu cầu tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận na Chi Lăng ở huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, Luận Văn Thạc sỹ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

11.Trịnh Thị Thu Hương (2013), Cây na, đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc.

12.Nghiên cứu của Lâm Văn Đức (2015) “ Phát triển sản xuất Na trên đại bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

13.Trần Đăng Khoa (2009), Phát triển cây ăn quả ở Việt Nam năm 2009, định hướng đến năm 2015.

14.Lã Tuấn Nam (2013), Phát triển sản xuất Hồng không hạt huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Luận Văn Thạc sỹ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 15.UBND huyện Đồng Hỷ (2021), Đề án phát triển nông nghiệp huyện Đồng

Hỷ giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030

16.UBND huyện Đồng Hỷ (2020), Báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2020 định hướng 2021. 17. http://nongnghiep.vn 18. https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/day-manh-tang-truong-xuat-khau-nong- san-642346/ 19. https://dantri.com.vn/doi-song/loi-ich-dang-ne-khi-an-qua-na-dung-cach- 20160810134935381.htm 20. https://dangcongsan.vn/kinh-te/hieu-qua-tu-phat-trien-cay-na-tai-dong- trieu-quang-ninh-450372.html 21. https://vov.vn/kinh-te/na-chi-lang-ky-tich-tren-ai-bien-cuong-801801.vov 22. http://baothainguyen.vn/tin-tuc/am-thuc/ngot-ngao-na-vo-nhai-44886- 153.html

PHIẾU ĐIỀU TRA

Tình hình thu mua na dai năm 2021

(Khách hàng thu mua)

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của quý ông/bà trong việc trả lời bảng câu hỏi dưới đây:

Họ và tên khách hàng: ………….………...Tuổi:..…Giới tính: Nam/Nữ Địa chỉ:

Thôn………...Xã:………...Huyện:………...Tỉnh:………....

1. Ông/bà có thường xuyên mua na dai Đồng Hỷ không?

◻Có ◻ Không

2. Ông/ bà thường mua na dai ở đâu?

 Siêu thị

 Người bán rong

 Quầy bán lẻ

 Mua tại vườn

 Chợ

3. Đây là lần thứ mấy trong nă ông/bà mua sản phẩm na dai?:

  Lần 1 Đơn giá Số kg mua đồng/kg

  Lần 2 Đơn giá Số kg mua đồng/kg

  Lần 3 trở lên Đơn giá Số kg mua đồng/kg

4. Mục đích mua na dai của ông/bà là gì?

◻ Mua ăn thử ◻ Mua làm quà biếu/cho ◻ Mua để bán buôn

5. Trước khi mua, ông/bà biết thông tin về sản phẩm qua đâu?

◻ Qua ti vi ◻ Qua báo, đài ◻ Qua Website

◻ Người quen giới thiệu ◻ Khác...

6. Lý do nào ông/bà chọn mua sản phẩm này?

◻ Chất lượng vệ sinh đảm bảo ◻ Chất lượng ngon, tin cậy

◻ Rõ nguồn gốc xuất xứ ◻ Giá cả phù hợp

7. Khi ăn na dai, ông/bà có cảm nhận hoặc ý nghĩ nào sau đây:

◻Khác... Theo ông/bà, chất lượng na dai Đồng Hỷ như thế nào?

◻Tốt ◻ Khá ◻ Trung bình ◻ Ấn tượng ◻ Chưa ấn tượng

8. Theo ông/bà giá cả sản phẩm như thế nào, chấp nhận mua giá bao nhiêu/kg?

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 101)