5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.1.3. Những lợi thế và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trong
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Na theo hướng bền vững
2.1.3.1. Những lợi thế
Các cấp chính quyền của huyện quan tâm đến phát triển nông nghiệp thông qua nghị quyết Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra, việc xây dựng “Đề án phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” là quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Huyện Đồng Hỷ đã tập chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; ứng dụng khoa học, công nghệ, sản xuất thực phẩm an toàn; sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa
Xác định cây ăn quả vẫn là cơ cấu cây trồng có giá trị đối với điều kiện trung du miền núi. Thực hiện quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những vùng có điều kiện phát triển cây ăn quả, hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng cây ăn quả truyền thống, giá trị kinh tế thấp, trồng phân tán nhỏ lẻ, một số địa phương đã chuyển đổi cây trồng chính sang trồng nhãn, triển khai ghép cải tạo giống nhãn có năng suất, chất lượng tại các xã: Hóa Thượng, Hóa Trung, Khe Mo; đặc biệt hình thành vùng trồng cây có múi tại xã Quang Sơn, Tân Long, Văn Hán
2.1.3.2. Những khó khăn
Vùng nguyên liệu sản xuất lớn nhưng manh mún, chất lượng sản phẩm không đồng đều nên việc sản xuất theo chuỗi còn hạn chế. Sản xuất nông
nghiệp là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro, vốn đầu tư lớn nên khó thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tập quán sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún, tự phát đã có từ lâu đời nên việc hình thành các chuỗi liên kết gặp nhiều khó khăn. Nhà nước chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Một số lĩnh vực đã có công nghệ mới nhưng chậm hoặc ít được chuyển giao vào sản xuất hoặc khoa học, công nghệ chưa tác động được nhiều như trong các sản phẩm chè, rau, chăn nuôi... Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới ở dạng mô hình, việc áp dụng vào sản xuất đại trà còn gặp nhiều khó khăn.