Chính sách và quy hoạch vùng trồng Na

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 87)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.1 Chính sách và quy hoạch vùng trồng Na

3.3.1.1. Chính sách

Các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp nói chung và sản phẩm Na nói riêng là hành lang pháp lý cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển và duy trì phát triển bền vững Na Đồng Hỷ mạnh mẽ hơn, có chiều sâu hơn. Tuy nhiên hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng chưa có hệ thống chính sách riêng cho chương trình phát triển Na riêng biệt, mà chủ yếu là các chính sách phát triển sản xuất chung cho các sản phẩm nông nghiệp mà trong đó có cây trồng Na.

Tại huyện Na đang được sản xuất chủ yếu dưới hình thức nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung. Vì vậy nếu Na được đầu tư sản xuất có quy mô, có tính tập trung cao và sản xuất có tính chuyên môn để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thì giá thành sản phẩm chắc chắn sẽ cao hơn sản phẩm thông thường ở các vùng khác. Vì lẽ đó cấp ủy, chính quyền, ngành nông nghiệp cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân tổ chức nông sản có tính chuyên môn, kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó còn có những chính sách về sản xuất, tiêu thụ, tuyên truyền tốt và hỗ trợ khuyến nông kỹ thuật cho người dân. Thực hiện tốt điều đó sẽ

giúp phát huy vai trò của từng hộ, từng cá nhân trong quá trình sản xuất Na. Yếu tố cần thiết tác động duy trì phát triển Na có chất lượng tốt là nhà nước cần có những chính sách sâu rộng, chính sách đảm bảo quyền lợi cao cho nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung và riêng đối với sản phẩm Na nói riêng. Cần xây dựng và triển khai nhanh, đồng bộ các chính sách khuyến khích phát triển Na có chất lượng cũng như đẩy mạnh hỗ trợ các mô hình phát triển na dai đảm bảo an toàn, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

3.3.1.2. Quy hoạch

Đây là yếu tố rất quan trọng đảm bảo phát triển mạnh và bền vững khi một loại cây trồng được quy hoạch phát triển sản xuất trên một diện tích phù hợp với nó thì cây trồng đó có điều kiện để phát triển toàn diện về chính sách, sự quan tâm, đất đai, đầu tư và điều kiện phát triển bền vững.

Trong năm 2018 huyện Đồng Hỷ đã bước đầu quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại xã Quang Sơn với diện tích 2 ha Na theo tiêu chuẩn Vietgap. Trong thực tế, việc quy hoạch vùng sản xuất đã giúp cho sản xuất tập trung hơn, hạn chế được các hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất còn gặp một số khó khăn như: Các hộ gia đình còn hạn chế trong việc nhận thức nên việc vận động bà con tham gia vào quy hoạch vùng còn khó khăn, không thực hiện; kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc đổi mới hình thức canh tác còn yếu; hệ thống kênh mương tại vùng quy hoạch còn hạn chế, thiếu thốn, giao thông liên xóm còn hạn chế nhưng cũng dần dần đáp ứng yêu cầu.

Như vậy, việc thực hiện quy hoạch không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung sản xuất theo vùng, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của sản phẩm.

Năm 2018 huyện đã quy hoạch vùng sản xuất na dai trên một xã điển hình (xã Quang Sơn). Công tác quy hoạch nhằm mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, hạn chế được các hình thức sản xuất nhỏ lẻ.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Đỗ Danh Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ

Hộp 3.4 : Quy hoạch vùng sản xuất Na tại xã Quang Sơn

3.3.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất Na

Hiện nay việc phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thực hiện theo hình thức tổ chức sản xuất tại các hộ gia đình nông dân trên cơ sở tự phát với kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu. Vậy nên việc quản lý trong quá trình sản xuất còn hạn chế. Để phát triển sản xuất Na tốt hơn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ổn định bền vững thì giải pháp về tổ chức sản xuất là một trong những giải pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Củng cố và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất của từng hộ gia đình để dần dần hình thành các hộ, gia trại, trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, nhóm sở thích, tổ sản xuất, HTX... sản xuất Na.

Như vậy, việc quy hoạch gặp khó khăn, việc tuyên truyền người dân thực hiện sản xuất theo mô hình HTX cũng rất khó khăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tổ chức quản lý của huyện. Vậy nên, ảnh hưởng nhiều đến việc tăng diện tích, quy mô canh tác cho các hộ gia đình.

Hộp 3.5 : Khó khăn khi thành lập HTX

Hiện nay vận động các hộ nông dân tham gia vào HTX rất khó khăn. Các hộ chưa thấy được lợi ích khi tham gia hợp tác xã. Với tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, mạnh hộ nào hộ đấy làm, sản phẩm của hộ nào hộ ấy bán nên hiệu quả không bền vững

3.3.1.4. Nguồn lực cho sản xuất

Nguồn lực trong sản xuất Na được thể hiện ở lượng vốn đầu tư. Sản xuất Na thì lượng vốn ban đầu bỏ ra nhiều, tốn nhiều công lao động, tuy nhiên cây trồng Na thường ít sâu bệnh hơn các loại cây trồng ngắn ngày, thời gian thu hoạch lâu năm. Thời gian thu hoạch của cây trồng Na kéo dài, đều đạt năng suất cao, những vườn Na đã cho thu hoạch ổn định thì chi phí về bón phân không nhiều. Tuy nhiên do kinh tế của các hộ gia đình còn thấp, không có vốn, công tác vay vốn để phát triển sản xuất còn bất cập, lãi suất cao nên các hộ trồng Na đầu tư cho sản xuất còn rất thấp dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kìm hãm sự phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện trong những năm qua.

Bảng 3.15. Một số khó khăn chủ yếu

TT Các khó khăn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Khó khăn về nguồn lực, đầu vào 44 48,89

2 Khó khăn về khoa học kỹ thuật 32 35,56

3 Khó khăn về lao động, đất đai 15 16,67

4 Khó khăn về chất lượng giống 31 34,44

5 Khó khăn đầu ra, giá bán 18 20,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn lực sản xuất và việc sử dụng đầu vào về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đất đai và lao động…còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến các hộ gia đình sản xuất Na. Về nguồn lực và đầu vào là hai yếu tố chiếm phần lớn với 48,89% trên tổng số hộ điều tra.

3.3.1.4. Thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm Na

Hiện nay thị trường tiêu thụ Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi đã mở rộng phát triển sản xuất với quy mô lớn thì cần phải mở rộng được thị trường nhiều hơn, khuyến khích tăng đầu tư mở

các cửa hàng, các đại lý tiêu thụ Na cả trong huyện lẫn ngoài huyện, thêm nữa có thể mỏ rộng ra ngoài các tỉnh lân cận khác, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Nhanh chóng có được những hợp đồng giữa người mua và người bán nhằm ổn định được giá cả cũng như số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Hộp 3.6: Thuận lợi trong việc tiêu thụ Na

Với tổng diện tích trồng na dai của gia đình tôi là 1,3 ha. Năm nào tôi cũng thiêu thụ na dai rất thuận lợi. Khách hàng thường đặt trước 1 đến 2 tuần, có khi họ còn mua vo cả cây. Vì giá cả tương đối hợp lý, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vậy nên việc tiêu thụ na dai rất ổn định. Có một chút chênh lệch giá là thời điểm khách hàng mua. Nếu khách mua chiều thì giá na dai thấp hơn 1 – 2 giá. Nhưng nếu khách mua vào sáng sớm thì giá na dai rất cao, có thể lên tới 70 nghìn đồng/kg khi chính vụ.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Dương Văn Sình xã Quang Sơn

Bên cạnh đó, người dân và các thương lái buôn, các đại lý cần có những kênh tiêu thụ có tính dây truyền, liền mạch cao, mạng lưới rộng lớn. Sử dụng các kênh tiêu thụ sẽ mang lại hiệu quả lớn trong tiêu thụ Na.

Các hình thức liên quan đến quảng bá sản phẩm cũng rất quan trọng. Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện hình thức quảng bá sản phẩm còn hạn chế. Chủ yếu chất lượng về sản phẩm Na mới chỉ được truyền miệng thông qua các khách hàng, họ có thể là các đại lý thu gom, các thương lái buôn hoặc các khách hàng tiêu dùng trực tiếp. Sản phẩm Na hầu như đã được mọi người dân ở các vùng lân cận biết đến. Tuy nhiên, các tỉnh lớn khác thì số lượng người biết còn hạn chế. Các trang web liên quan đến sản phẩm Na của huyện còn rất ít, chưa đủ để mọi người có thể cập nhật, có thể biết đến sản phẩm này. Chính vì điều đó mà sản phẩm Na có thể sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ, trong việc tìm kiếm thêm thị trường.

3.3.1.5.Yếu tố về tự nhiên

Yếu tố tự nhiên là yếu tố bất định tuy nhiên có sự ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất Na nói riêng.

Thời tiết không thuận lợi là yếu tố điển hình của vùng núi phía bắc và Đồng Hỷ, hàng năm huyện Đồng Hỷ mùa lạnh thường đến sớm hơn, có nhiều sương muối. Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu như mưa bão, lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Do đó ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hộ gia đình, đầu tư cũng như mọi quá trình sản xuất, không thể không ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất Na và chất lượng Na của huyện.

Bên cạnh đó sâu bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng, thiên tai thường kéo theo là sâu bệnh xuất hiện rất nhiều. Hơn nữa Na là cây lâu năm nên mầm bệnh ủ cũng rất lớn, việc sử dụng thuốc BVTV tăng lên và không tuân theo quy trình hay mùa vụ quy định làm cho dư lượng thuốc trong Na tương đối lớn khiến chất lượng giảm mạnh. Cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh tập trung, định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng Na.

Hộp 3.7 : Thời tiết ảnh hưởng đến trồng Na

Gia đình tôi có trồng trên 1 ha Na dai khu vực gần chân núi đá vôi. Nếu thời tiết thuận lợi, không mưa bão thì khi đến mùa sản lượng rất cao. Tuy nhiên, cứ vào thời điểm quả na dai bắt đầu kết trái thì có hiện tượng mưa bão nhiều dẫn đến hiện tượng cây na dai bị sói mòn, có cây bị trơ rễ ra. Bên cạnh đó, khi trời mưa to quá sẽ làm giảm quá trình tự thụ phấn của cây Na dai.

Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân xã Khe Mo

Tài nguyên đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vì Na là cây lâu năm nên việc chất đất thay đổi trong quá trình canh tác là điều không thể tránh khỏi. Giá trị dinh dưỡng trong đất sẽ giảm dần theo thời gian, bên cạnh đó là việc tích tụ các chất độc hại từ môi trường, phân bón, thuốc BVTV, ô nhiễm môi trường. Việc xử lý đất hàng năm cũng cần được quan tâm và chú trọng hơn.

Như vậy các yếu tố về tự nhiên quan trọng đến việc đầu tư cho sản xuất Na, liên quan đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm Na.

3.4. Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 81 - 87)