Kết quả và hiệu quả sản xuất Na

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 81)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất Na

3.2.4.1. Kết quả sản xuất

Hiện nay, cây Na đang được phát triển tại 1 số xã có điều kiện phù hợp tại huyện Đồng Hỷ nhằm góp phần tăng tổng giá trị kinh tế ngành nông nghiệp nói chung và tăng thu nhập cho các hộ trồng Na nói riêng.

Qua điều tra khảo sát, Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất Na được thể hiện như sau.

Bảng 3.13. Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha Na của hộ nông dân huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Xã Quang Sơn Xã Khe Mo Xã Tân Long I. Chỉ tiêu kết quả - Sản lượng Tấn 7,94 10,53 8,28 5,02 - Doanh thu Tr.đồng 230,14 315,84 240,12 140,62 - Tổng chi phí Tr.đồng 122,80 128,19 121,27 118,93 - Lợi nhuận Tr.đồng 107,35 187,65 118,85 21,69

II. Chỉ tiêu hiệu quả

- Doanh thu/TC Lần 1,87 2,46 1,98 1,18

- Lợi nhuân/TC Lần 0,87 1,46 0,98 0,18

- Lợi nhuận/lao động Tr.đồng 43,46 49,30 50,36 8,82

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2021

Từ bảng số liệu ta thấy một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Na của các hộ gia đình trong một năm như sau:

- Doanh thu: Doanh thu bình quân chung 1 năm tính theo ha là 230,14 triệu đồng/hộ, trong đó xã Quang Sơn là cao nhất là 315,84 triệu đồng/hộ, xã Khe Mo là 240,12 triệu đồng/hộ, xã Tân Long là 140,62 triệu đồng/hộ. Doanh thu /hộ của xã Tân Long đạt thấp nhất do diện tích bình quân/hộ thấp sản xuất phân tán, không tập trung

- Lợi nhuận sau quá trình sản xuất kinh doanh bình quân 1 ha trồng Na đạt 107,35 triệu đồng/năm, trong đó xã Quang Sơn là 187,65 triệu đồng/hộ, xã Khe Mo là 118,85 triệu đồng/hộ, xã Tân Long là 21,69 triệu đồng/hộ.

- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế cho thấy bình quân doanh thu đối với chi phí gấp 1,87 lần. Trong đó xã Quang Sơn doanh thu gấp 2,46 lần so với chi phí, xã Khe Mo là 1,98 lần, xã Tân Long là 1,18 lần.

- Lợi nhận so với chi phí bình quân gấp 0,87 lần, trong đó xã Quang Sơn có lợi nhuận gấp 1,46 lần, xã Khe Mo là 0,98, xã Tân Long là 0,18 lần.

Qua đó ta thấy nếu như có vùng diện tích tập trung thì thu nhập của các hộ trồng Na là khá cao so với mặt bằng chung khi trồng các sản phẩm nông nghiệp khác

Bảng 3.14. Dự định phát triển sản xuất của các hộ gia đình

STT Nội dung Số hộ

(hộ) Cơ cấu (%)

1 Giữ nguyên diện tích 29 32,22

2 Mở rộng diện tích 58 64,44

3 Giảm diện tích 3 3,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2021

Qua bản số liệu ta thấy, số hộ có nhu cầu sẽ mở rộng diện tích cao 58 hộ chiếm 64,44%, các hộ dự định sẽ giữ nguyên diện tích là 29 hộ chiếm 32,22%. Hầu hết các hộ giữ nguyên diện tích là bởi vì họ đã hết đất sản xuất cây ăn quả. Bên cạnh đó là số hộ dự định sẽ giảm diện tích trồng Na chiếm 3,33% trên tổng số hộ điều tra.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các hộ nông dân dần tăng quy mô sản xuất lên, mạnh dạn sử dụng các khoa học tiến bộ trong quá trình sản xuất… nhằm đáp ứng về năng suất cũng như chất lượng Na.

3.2.4.2. Kết quả và hiệu quả về xã hội

Trong những năm qua việc sản xuất Na của các hộ nông dân không những tạo được hiệu quả về kinh tế, ngoài ra còn tạo ra các hiệu quả về xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình lao động chuyên sản xuất Na, thúc đẩy thêm quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự đa dạng hóa về các sản phẩm nông nghiệp tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Phát triển sản xuất Na góp phần phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng lao động việc làm, tăng thu nhập cho người trồng Na và góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói…

Trước đây, họ trồng Na chỉ phục vụ nhu cầu gia đình, nhưng những năm gần đây sản xuất Na đã trở thành sản xuất nông nghiệp chính, họ đã biết đầu tư sản xuất làm chủ trên chính mảnh đất của mình. Nhờ những điều đó, đến nay người dân huyện Đồng Hỷ đã dần thành lập những hợp tác xã chuyên cho sản phẩm nông nghiệp, trong đó quả nông nghiệp chính là Na vào vụ mùa tháng 6 đến tháng 9.

Hộp 3.2: Đầu tư cho phát triển sản xuất Na giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động

3.2.4.3. Kết quả và hiệu quả về môi trường

Bên cạnh những kết quả hiệu quả về kinh tế và xã hội, việc phát triển sản xuất Na còn gắn liền với kết quả và hiệu quả về môi trường. Bởi lẽ Đồng Hỷ là huyện miền núi, Na chỉ tập trung được trồng ở các dãy núi đồi của huyện. Vậy nên, phát triển Na đã đảm bảo về khả năng phòng hộ, đã tạo nên đa dạng về sinh học, góp phần lớn vào giảm nhẹ thiên tai, lũ quét, chống xói mòn, xạt lở đất, rửa trôi đất đai.

Đầu tư cho sản xuất Na lâu được thu hoạch hơn so với việc trồng lúa, rau, thanh long. Tuy nhiên đầu tư cho na sẽ chỉ cần đầu tư mạnh vào thời điểm cây còn ít tuổi. Đến khi cây na dai đã đến thời điểm ra quả thì việc đầu tư cho cây na dai giảm dần. Lúc này chỉ cần cung cấp đủ nước, phun thuốc diệt sâu hại.

Mặc dù vậy nhưng cây trồng na dai phát triển trên đất xã Quang Sơn đã giúp cho gia đình tôi tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho các con tôi trong thời gian khi thất nghiệp.

Đất trồng na dai nhà tôi nằm lưng đồi. Tôi trồng na dai trên đất đồi đá đó đã giúp cho gia đình tận dụng được đất bỏ hoang trong những năm trước. Bên cạnh đó, việc trồng na dai trên đất đồi đã giúp đất đồi của gia đình không bị rửa trôi, giảm mạnh xói mòn đất, lở đất.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Lưu Thị Bình hộ trồng Na xã Khe Mo

:

Hộp 3.3: Hiệu quả môi trường từ việc trồng Na

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ na theo hướng bền vững tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)