0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hạch chân bướm khu cái 7 Thần kinh hàm dướ

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - CHƯƠNG 4 PPT (Trang 51 -53 )

C. Đối chiếu lên vỏ não

6. Hạch chân bướm khu cái 7 Thần kinh hàm dướ

7. Thần kinh hàm dưới

Hình 4.41. Sơđồ dây thần kinh tam thoa (dây V)

3.1.2. Dây hàm trên (nervus maxillaris)

Hoàn toàn cảm giác từ hạch Grasser chạy ra trước qua thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua lỗ tròn to ra ngoài sọ, qua hố chân bướm hàm, qua ống dưới ổ mắt rồi tận hết ở lỗ dưới ổ mắt bởi một cụm nhánh tận (cho môi trên, má, và mi dưới).

Dây hàm trên cảm giác vùng thái dương giữa, dưới ổ mắt tới môi trên, cho niêm mạc mũi, miệng, màn hầu, toàn bộ răng hàm trên.

- Tách một nhánh màng não cho vùng thái dương đỉnh.

- Mang các sợi thực vật của dây VII’ (tiết nước mắt và nước mũi).

3.1.3. Dây hàm dưới (nervus mandibulars)

Có hai rễ:

- Rễ vận động (của dây VI). - Rễ cảm giác từ hạch Gasser.

Hai rễ tới lỗ bầu dục thì tụm lại để ra ngoài sọ, vào khu chân bướm hàm và phân nhánh:

- Nhánh quặt ngược chạy vào màng não qua lỗ tròn bé. - Nhánh tận vận động cơ nhai, màn hầu, cơ búa.

- Cảm giác 2/3 trước lưỡi niêm mạc má, da, từ cầm, môi dưới tới thái dương và răng hàm dưới.

Nhận các sợi vị giác của dây VII’ tới 2/3 trước lưỡi. Mang sợi tiết dịch của dây VII’ vào tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm và sợi tiết dịch của dây IX tới tuyến mang tai.

- Khi nhổ răng hàm dưới, phải gây tê ở lỗống răng dưới (cạnh gai spix) nơi dây răng dưới (nhánh tận của dây hàm dưới) cùng động mạch chui vào.

3.2. Dây mặt (dây VII - nervus facialis) và dây trung gian (dây VII’ - Wrisberg - nervus intermedius) nervus intermedius)

3.2.1. Nguyên y

Có 3 phần.

- Sợi vận động từ một nhân xám ở cầu não.

- Sợi cảm giác VII’ từ hạch gối tới 1/3 trên bó đơn độc.

- Sợi thực vật của dây VII tách ở nhân lệ ty và các sợi dây VII’ tách ở nhân bọt trên. Các sợi (VII, VII) thoát ra ở rãnh hành cầu (giữa dây VIII và dây VI).

3.2.2. Đường đi và liên quan

Từ não chui vào lỗ ống tai trong, chạy qua cống Fallope, tới lỗ châm chùm ra ngoài sọ, chui vào nằm trong tuyến nước bọt mang tai, nên có 3 đoạn:

- Đoạn trong sọ: từ rãnh hành cầu chui vào lỗống tai trong để vào xương đá. - Đoạn trong xương đá: dây thần kinh VII, VII’ nằm trên dây VIII, cống Fallope có 3 đoạn:

+ Đoạn đầu: dài 14 mm thẳng góc với trục xương đá, giữa ốc tai và tiền đình (đoạn mê nhĩ).

+ Đoạn hai: dài 10 mm song song với trục xương đá, trên trần hòm nhĩ (đoạn màng nhĩ) giữa khúc một và khúc hai có hạch gối.

+ Đoạn ba: dài 5 mm chạy thẳng tới lỗ châm chùm (đoạn chùm) cách lỗ tai ngoài 2 mm và ở sâu 15 mm. Giữa đoạn 1 và đoạn 2 có hạch gối, từ đó dây VII và VII’ không còn phân biệt được nữa.

- Đoạn ngoài sọ: chui qua lỗ châm chùm ra ngoài sọ rồi vào giữa các thùy tuyến mang tai, tại đây liên quan với động mạch và tĩnh mạch cảnh ngoài.

3.2.3. Phân nhánh

a. Ngành bên: có 3 ngành chính:

- Dây đá nông lớn nối với dây đá sâu lớn của dây IX tạo thành dây thần kinh Vidien tới hạch bướm khẩu cái, mang sự tiết dịch cho tuyến lệ và các tuyến niêm mạc mũi, miệng và hầu.

- Dây đá nông bé nối với dây đá sâu bé của dây IX chạy vào hạch tai, tiết dịch tuyến mang tai.

- Dây thừng nhĩ: tách ở dây VII (trước khi ra ngoài sọ) vào hòm tai (chỗ ranh giới màng nhĩ và màng Schrapnel) rồi qua đường tiếp Glassel ra ngoài, nối với dây lưỡi (của dây hàm dưới) mang sợi vị giác (VII’) cho 2/3 trước lưỡi và tiết dịch tuyến dưới lưỡi, dưới hàm. Ngoài ra còn có nhánh nối với dây IX thành quai haller, nhánh tai sau và nhánh cơ bàn đạp v.v…

1. Gói trong 2. Nhân vận động

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - CHƯƠNG 4 PPT (Trang 51 -53 )

×