CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN LIÊN HỢP

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 4 ppt (Trang 64 - 69)

C. Đối chiếu lên vỏ não

3.CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN LIÊN HỢP

Gồm các bó, sợi, nối các bộ phận thần kinh trung ương với nhau, các tầng tủy và não có sự liên hệ chặt chẽ và hệ thống, gồm có: 1. Bó cung 2. Thể chai 3. Bó trai 4. Bó dọc dưới 5. Bó móc 6. Bó dọc trên

Hình 4.51. Các đường liên hợp ở bán cầu đại não

3.1. Đường liên hợp tuỷ sống

Truyền xung động từ tầng này đến tầng khác của tủy. Bao gồm bó càn bản trước bên và bó cạnh giữa đảm nhiệm.

3.2. Đường liên hợp ở thân não

Liên hợp các nhân xám hoặc các dây thần kinh sọ vận động với các nhân xám khác. Do đó có hoạt động thống nhất do bó dọc sau đảm nhiệm. Bó này đi dọc thân não trước nền não thất đến tận cột trắng trước của tủy. Ngoài ra còn có bó dọc lưng, bó vú mái và bó trung ương chỏm phối hợp.

3.3. Đường liên hợp ở tiểu não

Liên hệ giữa vỏ tiểu não và các nhân hoặc giữa các vùng của tiểu não.

3.4. Đường liên hợp 2 bán cầu đại não

- Loại sợi dài nối 2 bán cầu đại não đảm bảo thống nhất hoạt động giữa 2 bán cầu do các mép liên bán cầu đảm nhận.

- Loại sợi ngắn nối 2 vùng của cùng 1 bán cầu với nhau đảm bảo thống nhất hoạt động của các vùng trong bán cầu do các bó dọc trên, dọc dưới, bó cung, bó móc, bó khuy đảm nhận.

MÀNG NÃO TỦY VÀ MẠCH NÃO TỦY 1. MÀNG NÃO TỦY 1. MÀNG NÃO TỦY

Não là một bộ phận trong cơ thể được bảo vệ hơn cả mọi cơ quan. Ngoài ống sống và hộp sọ, tủy sống và não còn được bao bọc bởi 3 lớp màng (liên tục từ dưới lên).

- Màng cứng (duramater). - Màng nhện (arachnoidea). - Màng nuôi (piamater).

Giữa xương với các màng và giữa các màng với nhau còn có các khoang để làm giảm nhẹ các va chạm.

1.1. Màng cứng (dura mater)

1.1.1. Màng ty cng

Phủ mặt trong ống sống, ở trên tiếp với màng não cứng ngang lỗ chẩm, ở dưới (sau khi bọc dây cùng) kéo dài tới tận xương cụt. Ống màng cứng to hơn tủy nhưng bé hơn ống sống nên có khoang ngoài cứng chứa tổ chức liên kết mỡ nhão và các đám rối tĩnh mạch. Khoang này rộng ở sau và hai bên, hẹp ở phía trước.

Màng cứng bọc hai rễ của dây thần kinh sống và tới lỗ ghép các đốt sống thì dính vào cốt mạc. 1. Đám rối tĩnh mạch 2. Tủy sống 3. Màng cứng 4. Hạch gai 5. Tĩnh mạch đốt sống 6. Hạch giao cảm 7. Lỗđốt sống Hình 4.52. Tủy sống cổ (các lớp màng não tủy) 1.1.2. Màng não cng

Phủ mặt trong hộp sọ, dính liền vào cốt mạc, nhất là ở các đường khớp. Tuy vậy có một vùng rễ bóc, đó là “khu bóc Gérard marchan” ở thái dương đỉnh.

Khi sọ vỡđộng mạch màng não giữa bị rách, gây tụ máu ngoài màng cứng gây chèn ép não.

Màng cứng tách ra 5 vách: lều tiểu não, liềm đại não, hẻm tiểu não, lều tuyến yên và lều hành khứu (khi lách vào các khe hoặc các phần não đó tạo thành).

1.Da đầu 2. Xương sọ 3. Màng cứng 4. Màng nhện 5. Xoang tĩnh mạch 6. Màng nuôi 7. Nhu mô não

Hình 4.53. Thiết đồ các lớp của màng não

1.2. Màng nhện (arach noidea)

Có hai lá giữa hai lá có khoang nhện (là một khoang ảo) giữa màng nhện và màng cứng, có khoang dưới cứng. Tuy nhiên ở màng này ở não còn có các hạt Pacchioni tụ thành từng đám, nhất là ở hai bên xoang tĩnh mạch dọc trên. Hạt này đào vào xương thành các ổ nhỏ.

1.3. Màng nuôi hay màng mềm (pia mater)

1.3.1. Màng ty mm

Có nhiều mạch máu, dính sát vào tủy, lách và rãnh giữa trước. Có nhiều thớ dính màng nhện vào màng cứng (sau khi bọc qua màng nhện và qua khoang dưới nhện) ở trước và sau. Các sợi rất mảnh, nhưng ở hai bên các thớ tạo thành hai dây chằng gọi là dây chằng răng, lách giữa 2 rễ trước và sau của thần kinh sống.

Giữa màng nhện và màng nuôi có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy, khoang này thông ở trên với các não thất bởi lỗ Magendie và 2 lỗ Luschka (ở mái não thất IV), ở dưới tận hết đốt sống cùng II. Màng tủy mềm khó bóc.

1.3.2. Màng não mm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiều mạch máu hơn ở tủy, nên không dính bằng ở tủy, dễ bóc hơn.

Màng não mềm còn chui vào khe Bichat và vào giữa hành não và tiểu não để tạo nên các tấm mạch mạc trên và dưới.

1.3.3. Khoang dưới nhn

Ở não phức tạp và rộng hơn ở tủy, do bán cầu não có nhiều khe và rãnh. Có 3 khoang lớn, trông như các bể chứa dịch não tủy.

- Bể Sylvius ở thung lũng Sylvius (hội lưu trước bên).

- Hội lưu trước giữa ở nền não (từ cầu não tới giao thoa thị giác). - Bể hành - tiểu não hay hợp lưu sau (giữa hành và tiểu não).

1.4. Mạch máu và thần kinh 1.4.1. Động mch 1.4.1. Động mch Động mạch ở màng cứng gồm 3 loại. a. Động mạch màng não trước Là một nhánh của động mạch sàng sau (tách từđộng mạch mắt thuộc động mạch cảnh trong). b. Động mạch màng não giữa

Là một nhánh của động mạch hàm trong (thuộc động mạch cảnh ngoài) qua lỗ tròn bé vào sọ và chia hai ngành chính:

- Ngành sau tới khu trai - đỉnh.

- Ngành trước lên trên theo khớp trán - đỉnh các nhánh đào lõm vào xương thành rãnh. Khi xương vỡ hay rạn; động mạch này rẽ bịđứt, gây chảy máu, gây tụ máu ngoài màng cứng, chèn ép não. c. Động mạch màng não sau Là nhánh của động mạch đốt sống. d. Động mạch màng nhện và màng mềm Tách ởđộng mạch não. 1.4.2. Tĩnh mch

Chạy vào các xoang tĩnh mạch sọ hay các tĩnh mạch màng cứng.

1.4.3. Thn hình

- Ở màng cứng là các nhánh của dây mũi (dây V), dây quặt ngược (dây X), dây XII. - Ở màng nhện, màng mềm là các nhánh tách ra từ các đám rối quanh các mạch máu. 2. MẠCH NÃO TỦY 2.1. Mạch của tủy 2.1.1. Động mch Có 3 nguồn:

- Động mạch gai sống trước: tách ở thân nền, xuống dưới và vào trong, tới khe giữa tủy thì 2 bên chập lại thành một thân rồi chạy theo khe đến tận cùng.

- Động mạch gai sống sau: tách ở động mạch đốt sống, xuống dưới tách nhánh bọc quanh các rễ sau thần kinh sống.

- Nhánh gai sống bên: tách từ động mạch liên sườn hoặc động mạch thắt lưng, hay động mạch cùng qua lỗ ghép vào ống sống chia 2 theo 2 rễ thần kinh sống. Các động mạch gai sống, tách nhánh vào màng mềm tạo thành một màng quanh tủy, rồi từ

đó chạy vào tủy sống.

2.1.2. Tĩnh mạch

Theo các động mạch cùng tên.

2.1.3. Bạch mạch

Chạy trong các bao mạch, thông với khoang dưới nhện.

2.2. Mạch của não

2.2.1. Động mch não được cp máu t hai ngun

a. Từđộng mạch đốt sống (a. vertebralis)

Một nhánh của động mạch hạđòn, sau khi qua lỗ chẩm vào sọ thì hai động mạch chập lại thành thân nền (abasilaris) nằm ở rãnh nền xương chẩm trước cầu não, tách các nhánh bên cho cầu não và tiểu não rồi chia hai nhánh cùng là 2 động mạch đại não sau.

b. Từđộng mạch cảnh trong (a. carotis interna)

Sau khi tách ra động mạch mắt, chạy tới mỏm yên trước thì chia 4 ngành cùng: động mạch đại não trước; động mạch đại não giữa; động mạch thông sau và động mạch màng mạch.

Động mạch não trước, động mạch thông sau, hai động mạch đại não sau tạo nên đa giác hình 6 cạnh (đa giác Willis) quây quanh yên bướm.

Đôi khi có thêm động mạch thông trước nối hai động mạch não trước thì đa giác Willis có hình đa giác 7 cạnh. 1,3. ĐM đại não trước 2. ĐM thông trước 4. ĐM cnh trong 5. ĐM đại não giữa 6. ĐM thông sau 7. ĐM đại não sau 8. ĐM thân nền 9. ĐM đốt sống 10. ĐM tiểu não dưới 11. ĐM tiểu não trên

Hình 4.54. Sơđồ cấu tạo đa giác Willis ở nền não (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Phân nhánh cấp máu

Từ hai nguồn trên có ba loại động mạch: động mạch đại não, động mạch trung ương và động mạch mạch mạc.

Là các nhánh cùng của 3 động mạch não.

- Động mạch não trước (a. cerebri anterior): động mạch não trước ra trước và vào trong tới mặt trong bán cầu não, quanh gối thể trai rồi chia thành 3 nhánh (trước, giữa, sau) cấp máu cho mặt này (từđầu trước bán cầu tới khe thẳng góc trong).

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 4 ppt (Trang 64 - 69)