Từ kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất luợng dịch vụ tín dụng KHCN ở Citibank và một số ngân hàng trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm về nâng cao chất luợng dịch vụ tín dụng cho các NHTM ở Việt Nam nhu sau:
Một là, xây dựng một chiến luợc phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN tổng thể trên cơ sở nghiên cứu thị truờng, xác định năng lực và mục tiêu phát triển của từng ngân hàng. Đồng thời phải xác định đuợc lộ trình phát triển sản phẩm dịch vụ tín dụng trong từng giai đoạn và điều kiện của mỗi ngân hàng.
Hai là, xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả và nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng. Việc xây dựng chính sách khách hàng có hiệu quả phải dựa trên hệ thống thông tin khách hàng đầy đủ. Đồng thời, để nâng cao chất luợng phục vụ cần xây dựng phong cách phục vụ chuẩn mực, tốc độ xử lý yêu cầu khách hàng nhanh, chú trọng chức năng tu vấn khách hàng...
Ba là, liên tục đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng, trong đó đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nhu thẻ tín dụng, cho vay tín chấp và các dịch vụ tài chính cá nhân khác nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Đồng thời, không ngừng cải tiến chất luợng sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cũng nhu đảm bảo thực hiện các cam kết về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp.
Bốn là, tận dụng tối đa lợi thế về mạng luới chi nhánh rộng khắp và am hiểu thói quen nguời Việt Nam để tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng. Cần thiếtphải mở rộng mạng luới hoạt động song song với nâng cao chất luợng hoạt động của mạng luới, mạnh dạn cải tiến hoặc xóa bỏ những đơn vị hoạt động yếu kém.
Năm là, nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng. Tăng cường giao dịch từ xa qua fax, điện thoại, internet, ... mở rộng kênh phân phối qua các “Đại lý” như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM,...
Sáu là, xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, rõ ràng trong hoạt động ngân hàng nhằm quảng bá hình ảnh và nâng cao thương hiệu của ngân hàng. Song song đó là việc đào tạo một đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại để tiếp thị về các sản phẩm dịch vụ của tín dụng KHCN nhằm tăng tỷ lệ tiếp cận đến từng khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, chương 1 của luận văn đã đề cập tới tổng quan về NHTM về tín dụng, phân tích các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng KHCN cũng như ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN. Bên cạnh đó, luận văn có nêu bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng tại Citinbank Việt Nam và NHTM Thái Lan. Từ đó luận văn có thể khái quát toàn bộ các vấn đề lý luận cơ bản về việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM cũng như các bài học quốc tế giúp NHTM Việt Nam có thể nâng cao chất lượng tín dụng KHCN. Đồng thời các lý luận này có thể tạo được tiền đề cho việc phân tích chất lượng tín dụng cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại các chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Công Thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (NHCT) tiền thân là ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập từ 26/3/1988. Ngày 27/3/1993, ngân hàng được chuyển đổi sang tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam và thuộc sở hữu nhà nước. Ngày 25/12/2008, ngân hàng IPO thành công để cổ phần hóa thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Từ 3/7/2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được phê duyệt loại hình của ngân hàng NHTM cổ phần. Hiện tại, NHCT có 7 công ty hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực tài chính và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin; Trung tâm Thẻ; Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với mô hình này thì NHCT sớm đạt được mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng giá trị cuộc sống.
Sau 25 năm hình thành và pháttriển, NHCT Việt Nam đã trở thành một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam và đạt nhiều thành tích trong quá trình hoạt động đồng thời đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như an sinh xã hội. NHCT là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, có quan hệ với hơn 900 ngân hàng thuộc 90 quốc gia trên thế giới, là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Châu Âu,,... Trong năm 2013, NHCT đã thuộc Top
10 thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 9, Top 10 Đất Vàng Sao Việt, Top 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị lớn nhất thế giới. Tình hình hoạt động của NHCT đến 31/12/2013 cụ thể như sau,
- Quy mô tổng tài sản của NHCT là 576.368 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2012, đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau Agribank).
- Vốn chủ sở hữu đạt 54.075 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2012 do trong năm 2013, NHCT tăng cổ phần bán cho The Bank of Tokyo Misubishi UFJ, LTD (6.443 tỷ đồng) và tăng cổ phần bán cho các cổ đông hiện hữu (4.573 tỷ đồng).
- Nguồn vốn huy động đạt 511.670 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2012 và vượt 8% so với kế hoạch đặt ra do NHCT thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực.
- Dư nợ đạt 460.079 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2012 vượt 5% so với kế hoạch đặt ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHCT vượt xa mức 12,5% - tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu 0,82% thấp hơn kế hoạch tỷ lệ nợ xấu 3%. Tỷ lệ nợ xấu của NHCT khá thấp, cho thấy chất lượng tín dụng của NHCT tương đối tốt.
- Lợi nhuận sau thế của ngân hàng đạt 5.808 tỷ đồng giảm 5,9% so với năm 2012 tuy nhiên, mức độ giảm này nằm trong kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Năm 2013, ROA của NHCT là 1,4%, ROE 13,7% đạt kế hoạch đặt ra trong năm 2013. Với tình hình thị trường vẫn tiếp tục khó khăn như năm 2013 cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD thì khả năng sinh lời mà NHCT đạt được tương đối tốt.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
2.1.2.1. Tong quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
Ngân hàng Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Công thương tỉnh Vĩnh Phú cũ, NHCT thị xã Vĩnh Yên trở thành trụ sở chính của NHCT tỉnh Vĩnh phúc có 2 phòng giao dịch và 1 chi nhánh cấp 2 kèm 1 quỹ tiết kiệm độc lập. Đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc có tổng số 14 phòng (bao gồm 07 phòng tại hội sở chi nhánh và 07 phòng giao dịch tại các địa bàn).
về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu chi nhánh bao gồm các phòng trực tiếp kinh doanh (phòng KHDN, phòng cá nhân, các phòng giao dịch); các phòng hỗ trợ (phòng kế toán, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng hành chính,...), cụ thể nhiệm vụ các phòng như sau:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và NHCT, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
- Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN và NHCT, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho KHCN.
- Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT; thực hiện nhiệm vụ tu vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ truơng chính sách của NHNN và NHCT; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Tổ Thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo duỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
- Tổ tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham muu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh đặc biệt là theo dõi và đôn đốc các phòng nghiệp vụ xử lý nợ xấu,.
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức NHCT - CN Vĩnh Phúc
(Nguồn NHCT - CN Vĩnh Phúc)
2.1.2.2. Tổng quan kết quả kinh doanh của ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc
về tổng vốn huy động từ tiền gửi'. Vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong thời gian qua, tăng từ 1.582 tỷ đồng năm 2010 lên 2.837 tỷ đồng tại 30/6/2014 (tăng 79% so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh mạnh nhất vào năm 2011 tăng 43,6% trong khi năm 2011, thị trường thiếu vốn điều này cho thấy chi nhánh có khả năng huy động vốn tương đối tốt. Sang năm 2013, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi của chi nhánh là 15%, chủ yếu do tăng vốn huy động tiền gửi từ trong dân cư. Với tình hình thị trường ngân hàng cạnh tranh như hiện nay, việc chi nhánh có thể
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30/06/2014 Dư nợ 2.180 2.896 2.952 2,692 2.824 Nợ quá hạn 0,231 44 29 75.3 76 Nợ xấu 0,231 23 24 67.7 677 Tỷ lệ NQH 0,01% 1,52% 0,98% 28% 2,69% Tỷ lệ nợ xấu 0,01% 0,79% 0,81% 2,51% 24%
gia tăng được nguồn vốn tiền gửi 15% là tương đối tốt.
Tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm khoảng 45% tổng tiền gửi toàn chi nhánh và có xu hướng ngày càng tăng. Đến 30/6/2014, tiền gửi cá nhân của chi nhánh là 1.292 tỷ đồng tương đương 46% tổng vốn huy động từ tiền gửi.
(Nguồn NHCT - CN Vĩnh Phúc)
Biểu đồ 2.1: Vốn huy động từ tiền gửi
về dư nợ: Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh mạnh nhất trong các năm gần đây đạt 32% tuy nhiên sang năm 2012, 2013 nhiều doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phá sản do đó năm 2012 chi nhánh duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp (2,6%) và năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng âm. Năm 2013, dư nợ của chi nhánh là 2.692 tỷ đồng giảm 260 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương 8,8% và đạt 84,12% so với kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2014, chi nhánh đẩy mạnh mở rộng tín dụng đặc biệt thu hút các khách hàng tốt từ các TDTD khác nên dư nợ đến 30/6/2014 đạt 2.824 tỷ đồng tăng 132 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương 4,9%.
Trước năm 2013, chất lượng tín dụng của chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp (tỷ lệ nợ xấu dưới 1%). Tuy nhiên, sang năm 2013 nhiều doanh nghiệp trên địa bàn không vượt qua được khó khăn dẫn đến giải thể, phá sản, theo đó tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2013, cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0,98% năm 2012 lên 2,8% năm 2013, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,81% năm 2012 lên 2,51% năm 2013. 6 tháng đầu năm 2014, chi nhánh tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng dư nợ nên số tiền nợ quá hạn, nợ xấu gần như không tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhẹ so với năm 2013. Tóm lại, chất lượng tín dụng của chi nhánh ở mức trung bình vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh.
Bảng 2.1: Chất lượng tín dụng của Vietinbank - CN Vĩnh Phúc
của chi nhánh tương đối cao nên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh tương đối lớn lớn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh năm 2011 là 38%, năm 2012 là 14%. Tuy nhiên, năm 2013 kinh tế trên địa bàn khó khăn, chi nhánh phát sinh nhiều khoản nợ xấu nên chi phí trích lập dự phòng lớn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận âm dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2013 của chi nhánh giảm 11 tỷ đồng tương đương 10,9%. 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng và chi nhánh đang sử dụng nhiều biện pháp để năm 2014, lợi nhuận có thể đạt hơn 100 tỷ đồng.
(Nguồn: NHCT- CN Vĩnh Phúc)
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế của NHCT - CN Vĩnh Phúc
Tóm lại, trước năm 2013 tình hình hoạt động của NHCT - CN Vĩnh Phúc tương đối tốt. Tuy nhiên, sang năm 2013 chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn nên tốc độ tăng trưởng dư nợ và lợi nhuận có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 2.2.1. Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc
2.2.1.1. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc
Hiện tại, việc cấp tín dụng KHCN của chi nhánh được thực hiện trên nguyên tắc phòng kinh doanh (phòng KHCN và các phòng giao dịch trong đó phòng KHCN làm đầu mối). Các phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tiếp thị, giao dịch với khách hàng, thực hiện thẩm định hồ sơ phê duyệt tín dụng, hồ
sơ giải ngân và tác nghiệp trên máy. Sau đó, phòng kinh doanh lập tờ trình đề xuất khoản vay/đề xuất giải ngân và trình cấp phê duyệt.
Chi nhánh đuợc ủy quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng cá nhân là 4 tỷ đồng, phê duyệt giải ngân là 2 tỷ đồng. Nhu vậy, đối với các