Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củacông ty

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại CTY CP xây dựng và đầu tư thương mại việt hàn luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 88 - 93)

3.2.2.1. Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD

a. Tái cơ cấu nguồn vốn kinh doanh theo hướng sử dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính trong việc nâng cao thu nhập vốn chủ sở hữu

Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trong, các nhà kinh tế đã hình thành nên lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối uu, trong đó cần tập trung hai vấn đề.

- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn công ty - Tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối uu

Do vậy, điểm quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn là hệ số nợ. Việc hoạch định cơ cấu vốn hợp lý dựa trên nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, tăng hệ số nợ đồng nghĩa tăng rủi ro tuy nhiên mức kỳ vọng sinh lời vốn chủ sở hữu cao. Do vậy cơ cấu nguồn vốn tối uu là cơ cấu nguồn vốn làm tối thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty.

Việc hoạch định xác định cơ cấu nguồn vốn là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố cụ thể:

- Sự ổn định của doanh thu: doanh nghiệp có doanh thu tuơng đối ổn định thì có thể vay nợ nhiều hơn.

- Đặc điểm kỹ thuật của ngành: những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm thi cơ cấu vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Nguợc lại nhung doanh nghiệp thuộc ngành có mức cầu về sản phẩm ít biến động, vòng quay vốn nhanh thì thuờng sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các doanh nghiệp dễ dàng dùng tài sản để thế chấp các khoản vay sẽ có xu huớng sử dụng đòn bảy tài chính cao hơn.

- Đòn bẩy kinh doanh: nhìn chung các doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp thì cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn.

- Khả năng sinh lời: các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì có khả năng huy động sử dụng nhiều vốn hơn.

Đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay tăng thu nhập trên một cổ phần của công ty cổ phần.

Mức độ sử dụng của đòn bẩy tài chính doanh nghiệp đuợc thể hiện ở hệ số nợ, doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và nguợc lại.

Doanh nghiệp sử dụng vay nợ, một mặt bù đắp thiếu hụt vốn cho hoạt động SXKD, mặt khác hy vọng gia tăng đuợc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Với công ty Việt Hàn, kết quả kinh doanh hiện nay là rất khả quan. Đó là một thuận lợi rất lớn để sử dụng đòn bẩy tài chính nhu một công cụ hữu hiệu gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Do đó công ty cần xem xét kế hoạch kinh doanh hiện tại cũng nhu dự đoán kết quả kinh doanh trong những năm tới để có kế hoạch triển khai huy động vốn sử dụng đòn bẩy tài chính. Công ty nên tập trung khai thác nguồn vốn vay và các khoản tín dụng chiếm dụng đuợc để làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo huớng tăng tỷ trọng nguồn vốn vay, giảm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, tạo ra đòn bẩy tài chính làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

b. Hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy tác dụng chính sách bàn hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện tổng giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định. Là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp quá trình tiêu thụ là quá trình thu hồi vốn, có tiêu thụ đuợc sản phẩm thì doanh nghiệp mới có nguồn để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với nhà nuớc, trả luơng cho công nhân viên, mua sắm vật tu phục vụ sản xuất tiếp theo cũng nhu trang trải các khoản nợ khác. Càng tiêu thụ đuợc nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh sẽ tăng doanh thu, là cơ sở để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Doanh thu chịu tác động của nhiều nhân tố, cụ thể:

sản xuất ra. Neu khối luợng sản xuất ra càng nhiều, doanh nghiệp càng có nhiều cơ

hội tăng doanh thu.

- Chất luợng sản phẩm: chất luợng sản phẩm ảnh huởng đến doanh thu, nếu chất luợng tốt sẽ tăng doanh số tiêu thụ tăng doanh số.

- Giá bán sản phẩm: giá bán sản phẩm có ảnh huởng trực tiếp đến doanh thu nếu các yếu tố khác không đổi. Việc quy định giá bán phụ thuộc tình hình cạnh tranh trên thị truờng. Để đảm bảo đuợc doanh thu, doanh nghiệp phải quyết định giá, giá đó phải bù đắp đuợc chi phí và tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng.

- Thị truờng và phuơng thức tiêu thụ: việc lựa chọn phuơng thức tiêu thụ và thị truờng có ảnh huởng đến doanh thu. Nếu thị truờng tiêu thụ rộng, sản phẩm canh tranh cao, khả năng sức mua lớn doanh thu tiêu thụ sản phẩm cao.

- Uy tín doanh nghiệp và thuơng hiệu sản phẩm.

Uy tín của doanh nghiệp và thuơng hiệu sản phẩm là một tài sản quý giá làm cho khách hàng tin dùng và sẵn sàng ký hợp đồng hoặc tìm chọn mua trên thị truờng. Chính uy tín và thuơng hiệu giúp doanh nghiệp vuợt qua thử thách khó khăn và thắng lợi trong cạnh tranh, từ đó đảm bảo cho doanh thu tăng lên.

Công ty tăng cuờng nghiên cứu các sản phẩm mới để thỏa mãn sự lựa chọn của khách hàng, đồng thời đánh giá phân tích đuợc thị truờng của mình, thị phần sản phẩm của mình, của đối thủ và nhu cầu của khách hàng trên thị truờng.

Bên cạnh đó công ty cần có chính sách phân phối hợp lý đảm bảo lợi ích của công ty cũng nhu nhà phân phối. Có chính sách hỗ trợ luơng thuởng cho nhân viên bán hàng đảm bảo đời sống của nhân viên nhằm ổn định hệ thống bán hàng góp phần tăng bao phủ tại các điểm bán từ đó tăng doanh số bán hàng cho công ty.

Ngoài ra còn một số biện pháp thiết yếu mà công ty cần thực hiện để tăng cuờng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty là: không ngừng hoàn thiện nâng cao chất luợng sản phẩm, áp dụng chính sách giá linh hoạt, thay đổi mẫu mã sản phẩm.

sản phẩm, tăng số lượng hàng bán ra, trên cơ sở đó mở rộng sản xuất, sử dụng tối đa số vốn hiện có trong công ty góp phần đẩy mạnh vòng vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

3.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty Việt Hàn cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ.

Doanh nghiệp cần lựa chọn các quyết định đầu tư, đổi mới TSCĐ trong thời gian sắp tới.

Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Thông qua kế hoạch trích khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, thấy được khả năng tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó.

Thứ hai, đầu tư và sử dụng những dây chuyền mới, hiện đại về công nghệ để

tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Việt Hàn cần đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để trích đúng, đủ chi phí khấu hao, vừa không để bị mất vốn, hạn chế hao mòn vô hình, lại vừa tính chi phí vào giá thành hợp lý, không tạo nên một giá thành cao giả tạo. Cần chú trọng đổi mới trang thiết bị, thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thực hiện các biện pháp dự phòng rủi ro như mua bảo hiểm cho tài sản để bảo toàn và phát triển vốn cố định.

Tăng cường khai thác tối đa năng lực của máy móc, thiết bị là một biện pháp tránh lãng phí vốn cố đinh, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Toàn bộ dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm của Việt Hàn đều là dâychuyền nhập khẩu từ các nước tiên tiến, có giá trị rất lớn và công nghệ hiện đại nên công ty cần khai thác tối đa công suất của máy móc nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba, công tác quản lý TSCĐ.

lý TSCĐ trong nội bộ Công ty và có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý như khen

thưởng người có sáng kiến trong việc tiết kiệm sử dụng máy móc, phương tiện vận

tải kiếm lợi cho Công ty. Đồng thời xử phạt nghiêm minh những người thiếu ý thức

trách nhiệm làm hư hại, mất mát TSCĐ.

3.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là:

Thứ nhất, nhu cầu vốn lưu động phải được lập kế hoạch trước. Ví dụ như:

Xây dựng mức dự trữ đối với các loại vật tư, hàng hoá, tiền mặt một cách phù hợp. Nếu xác định quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong sản xuất, làm cho vốn luân chuyển chậm và phát sinh các chi phí không cần thiết như chi phí lưu kho, phí bảo hiểm.. .làm gia tăng giá thành sản phẩm. Nếu xác định mức dự trữ thấp sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo cho sản xuất liên tục, gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng. Đồng thời, công ty phải có biện pháp quản lý hàng tồn kho tốt, tránh để bị thất thoát vật tư, hàng hoá gây gián đoạn cho sản xuất.

Thứ hai, thúc đẩy quản lý khoản phải thu của khách hàng.

Nợ phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động của Việt Hàn. Công ty cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phù hợp với tình hình tài chính của Công ty trong từng giai đoạn để giảm bớt các khoản nợ phải thu từ khách hàng.

Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần thường xuyên đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng.

Trong công tác thu hồi nợ, Việt Hàn nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu theo thời điểm thanh toán, theo dõi về quy mô, thời hạn cũng như có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu

thanh toán. Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán; nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi thích hợp.

Thứ ba, giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ.

Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển, dự trữ vật tư.

Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt quá mức hoặc vật tư hàng hóa bị kém, mất phẩm chất.

Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu 0377 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại CTY CP xây dựng và đầu tư thương mại việt hàn luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w