Có thể thông qua một số tiêu chí sau để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại.
34
Tăng trưởng tín dụng không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó nó sẽ phản ánh RRTD. Tăng trưởng tín dụng thể hiện qua:
(i) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/Tốc độ tăng tổng tài sản (Ii)Toc độ tăng dư nợ tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế b. Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, dư nợ cho vay có đảm bảo. Do đó, tuy không phản ánh trực tiếp vào mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng thiên vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau: Cơ cấu tín dụng theo ngành, cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay, Cơ cấu tín dụng theo TSBĐ,...
c. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh trong trường hợp khi đến hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ hoặc là nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn được phản ánh qua 02 chỉ tiêu sau:
(i) Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ
(ii)Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn= Tổng khách hàng quá hạn/Tổng khách hàng có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại
d. Nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh do ngân hàng thẩm định
35
không chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, hoặc không có ý thức trả nợ, ...Tùy theo thời gian quán hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ hoặc là nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu được phản ánh rõ qua các chỉ tiêu sau:
(i) Tỷ lệ nợ xấu= Nợ xấu/Tổng dư nợ (ii)Tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
(iii) Tỷ lệ nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất (iiii)Tỷ lệ nợxấu/Tổng giá trị TSBĐ e. Dự phòng rủi ro tín dụng
DPRR đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Sử dụng DPRR nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích. DPRR tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:
Dự phòng cụ thể: bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay
Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Các chỉ tiêu thể hiện DPRR tín dụng:
(i) Tỷ lệ DPRR tín dụng= DPRR tín dụng được trích lập/Tổng dư nợ cho kỳ báo cáo
(ii)Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất= DPRR tín dụng được trích lập/Dư nợ bị xóa
(iii) Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng= Dự phòng RRTD được trích lập/Nợ quá hạn khó đòi
Trong số các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng nêu trên thì nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để phản ánh rủi ro tín dụng đang ở mức nào.