Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lýnợ xấu

Một phần của tài liệu 0409 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY CP gỗ công nghiệp thuận phát luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 113 - 115)

3.2.7.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay

Nếu sau khi giải ngân, CBTD không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán, sau đó, rút tiền mặt để

94

chi tiêu không đúng mục đích, đồng nghĩa với món vay đã tiềm ẩn rủi ro. Việc tăng cường giám sát sử dụng vốn vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời và việc xử lý sẽ đỡ phức tạp hơn.

Để làm tốt công tác giám sát sử dụng vốn vay, ngân hàng cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp... Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro.

3.2.7.2 Tăng cường xử lý nợ xấu

Ngoài việc đưa ra những phương pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, trong công tác quản lý RRTD, còn phải kiểm soát rủi ro ở mức cho phép (có thể chấp nhận được). Một biểu hiện về lượng trong RRTD là số dư NQH, nợ xấu ngày càng cao. Bởi vậy, ngân hàng cần phân tích và tìm biện pháp để xử lý nợ xấu, NQH nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến RRTD mà có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện để ngân hàng thu hồi được vốn vay.

Ngân hàng cần duy trì và nâng cao hoạt động của Ban xử lý NQH, đưa hoạt động của ban này với trách nhiệm cao để có biện pháp kiên quyết kịp thời với các khoản NQH. Phân tích rõ nguyên nhân NQH theo từng tiêu chí chủ quan, khách quan, phân loại NQH có khả năng thu hồi, NQH không có khả năng thu hồi một phần, NQH có khả năng mất trắng. Hàng tháng, CBTD thuộc Ban xử lý NQH tiến hành phân tích tình hình NQH của địa bàn phụ

95

trách, từ đó, có cách xử lý với từng nhóm NQH.

- Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, có thể áp dụng các biện pháp:

+ Biện pháp khai thác con nợ: Chủ yếu sử dụng khi khách hàng gặp rủi ro mà chưa cần mời đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ dần khó khăn, chuyển hướng sản xuất, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng... có thể giảm nợ hoặc cho thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt trái nên ngân hàng cần đánh giá đúng và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng sau này.

+ Ngân hàng tiếp tục bám sát khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thích thuyết phục khách hàng hiểu để họ có thiện chí trả nợ số tiền còn vay ngân hàng, đồng thời cùng với ngân hàng xây dựng kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian tới.

- NQH phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ thì ngân hàng cần xử lý kiên quyết theo mức kỷ luật hành chính và bồi thường vật chất theo Nghị định 18/CP của Chính phủ.

- Nếu sử dụng hết các biện pháp nghiệp vụ của ngân hàng mà khách hàng vẫn không trả nợ thì chuẩn bị đủ hồ sơ pháp lý để khởi kiện ra tòa, việc làm này sẽ có tác dụng đối với các khách hàng không có thiện chí trả nợ và mặt khác, có tác dụng răn đe các khách hàng khác.

Một phần của tài liệu 0409 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY CP gỗ công nghiệp thuận phát luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w