36
1.3.4.1 Môi trường pháp lý và môi truờng kinh tế
Hầu hết Chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu đối với nền kinh tế và đã phối hợp thực hiện các biện pháp như ban hành luật, quy định về xử lý nợ xấu. Môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu, cụ thể phải có các luật có hiệu lực về thế chấp, tịch thu tài sản và phá sản ngân hàng, có chính sách thích hợp, có giới hạn ngân sách cứng đối với những doanh nghiệp có vấn đề.
Ở các nước phát triển trên thế giới, Nhà nước đã ban hành luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp để xử lý nợ có hiệu quả để tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều tầng nấc.
Môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch, sự phát triển đầy đủ của các thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.
Sự quan tâm, quyết tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ xấu.
1.3.4.2 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả là giải pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nợ xấu đang được các NHTM áp dụng rộng rãi. Qua đó,
các nhà quản lý cao cấp và HĐQT của các ngân hàng sẽ dễ dàng nắm được rủi ro
tiềm tàng của ngân hàng và xác định được hướng đi trong tương lai.
Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng giúp ngân hàng thực hiện tốt các quy định quản lý, đảm bảo định hướng và kiểm soát chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực thi các quy trình tín dụng, quy trình quản lý, đo lường, giám sát hoạt động tín dụng, tính tuân thủ chính sách cho vay của cán bộ tín dụng...
Hai bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng là Ban Quản lý rủi ro và Ban kiểm soát nội bộ, độc lập với bộ phận tín dụng, có trách nhiệm
37
trình và kiểm tra sau. Yêu cầu cơ bản của hệ thống là phải kiểm tra giám sát và đánh giá độc lập tính hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng; phải báo cáo được những phát hiện và thông báo tới Ban lãnh đạo những rủi ro đã xuất hiện cũng như rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay đã được xác định mà chưa được quản lý một cách đầy đủ.
1.3.4.3 Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
Xử lý nợ xấu một cách triệt để đòi hỏi NHTM phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Thực tế trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, không phải NHTM nào cũng có thể trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật vì số thực trích dự phòng rủi ro tín dụng được tính vào chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Thực tế đã có những NHTM lâm vào tình trạng năng lực tài chính quá thấp có khi phải mất đến mấy chục năm mới có thể xử lý hết nợ tồn đọng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính là điều kiện quan trọng giúp cho NHTM chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Các ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ vững vàng hơn khi gặp phải khoản tổn thất do nợ xấu gây ra. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, còn cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ nhằm nâng cao năng lực tài chính cho NHTM.
1.3.4.4 Sự phát triển của công nghệ ngân hàng
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, họ luôn phải là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin và kế toán trong ngân hàng, sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát và góp phần quản lý nợ xấu có chất lượng.
38
1.3.4.5 Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nợ xấu
Sự phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường quản lý cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các NHTM hoạt động có hiệu quả cao bao giờ cũng rất quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ hoạt động tín dụng có trình độ, năng lực và tâm huyết. Đồng thời có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với yêu cầu thực tế. Do vậy, xây dựng được nguồn nhân lực có nhanh nhậy, đáp ứng tốt đòi hỏi của thị trường, phát hiện xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình cho vay là vô cùng quan trọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của từng Ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, chương 1 tác giả đưa ra cách tiếp cận tổng quan về nợ xấu cũng như hoạt động quản lý nợ xấu tại NHTM theo các quan điểm khác nhau. Trong đó, hoạt động quản lý nợ xấu được thực hiện theo một trình tự nhất
định: Từ cách nhận biết, phân loại, đo lường đến cách ngăn ngừa và xử lý. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để đánh giá và phân tích về thực trạng quản lý nợ xấu của HDB tại chương 2.
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng tài sản 34.389.22 7 45.025.42 1 52.782.83 1 2 Vốn điều lệ (nghìn tỷ) 2000 3000 5000 39 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG