Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 0409 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY CP gỗ công nghiệp thuận phát luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 109 - 111)

Hiện tại, HDB đang áp dụng mô hình kiểm soát đơn. Đây là mô hình có cơ chế kiểm soát thông qua cơ quan kiểm soát nội bộ của ngân hàng và cơ quan thanh tra, giám sát của NHTW. Cơ chế kiểm soát này hầu như không có sự tham gia của cơ quan kiểm toán bên ngoài hay sự giám sát của thị trường.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh rủi ro. Nhưng thực trạng lại cho thấy, trong thời gian gần đây, công việc kiểm tra nội bộ của ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Chính bởi vậy, trong thời gian tới, HDB cần phải tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và cảnh bảo dấu hiệu vi phạm, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, như vậy, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng. Việc giám sát rủi ro trong hoạt động tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay cụ thể và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Trong đó:

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiệu dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động và giải pháp khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng. Chính bởi vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của các khoản tín dụng cũng như

90

đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:

+ Thường xuyên rà soát và phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ, mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi thực địa khách hàng, từ đó, có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, TSBĐ cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, việc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng- phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện cơ cấu tập trung tín dụng, đồng thời đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải rà soát hệ thống xếp hạng: Cần duy trì một quy trình rà soát toàn diện, phối hợp độc lập để đảm bảo rằng việc xếp hạng là chính xác và hệ thống xếp hạng hoạt động như kỳ vọng. Việc rà soát bao gồm các nội dung chính như: Thiết kế xếp hạng, kiểm tra tính chính xác của mọi hạng mục rủi ro, phát triển mô hình....

Ngân hàng cũng cần có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại do kiểm toán phát hiện về chất lượng tín dụng. Ngân hàng cần nhìn nhận các cảnh báo của cơ quan kiểm toán độc lập về sự vi phạm quy trình quy chế phân tích tín dụng một cách nghiêm túc và có biện pháp khắc phục sau kiểm toán một cách kịp thời.

91

vi của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản cầm cố thế chấp lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Do đó, cần phát hiện và ngăn chặn sớm các hành vi cán bộ tín dụng móc ngoặc với khách hàng. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng. Ví dụ: Một khách hàng chưa hội tụ đủ điều kiện để vay vốn nhưng vì một lý do nào đó, nhà quản lý bằng cách này hay cách khác, sẽ hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình trong các phán quyết tín dụng.

Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng, thì ngân hàng cũng nên định hướng áp dụng mô hình kiểm tra, kiểm soát kép, có thêm sự giám sát của các cơ quan bên ngoài, các cổ đông thị trường. Với mô hình kiểm soát kép ngân hàng sẽ nhận được nhiều sự đánh giá khách quan, cũng như sự quản lý khắt khe từ thị trường hơn, từ đó, nâng cao hiệu quả cảnh báo rủi ro đối với các khoản cho vay có vấn đề.

Một phần của tài liệu 0409 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY CP gỗ công nghiệp thuận phát luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w