Thông tin được xem là yếu tố đầu vào quan trọng khi các NHTM Việt Nam tiến hành nghiệp vụ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, khi thông tin được cung cấp đầy đủ về số lượng và chính xác, kịp thời về chất lượng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá chính xác được chất lượng các khoản vay của khách hàng và tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các thông tin mà Ngân hàng thu thập có thể là các thông tin về khách hàng vay, về xếp hạng doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các chính sách kinh tế vĩ mô,... Việc thu thập và quản lý các thông tin này là rất quan trọng, nó giúp cho Ngân hàng đánh giá được chính xác những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế nên hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin cũng còn nhiều hạn chế, chi phí cao. Như các doanh nghiệp Việt Nam, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín, thương hiệu chưa cao, hiệp hội ngành chưa phát huy được vai trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các công ty thành viên phát triển, nhất là việc giới thiệu thành viên cho thị trường. Điều này dẫn đến việc thu thập
thông tin để đánh giá khách hàng là rất khó. Thêm vào đó các Ngân hàng vẫn thường đánh giá năng lực tài chính của khách hàng căn cứ vào báo cáo tài chính của họ. Nhưng độ tin cậy của các báo cáo tài chính không cao, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Họ thường lập nhiều báo cáo tài chính khác nhau căn cứ vào chủ thể nhận báo cáo tài chính, đối với cơ quan thuế ho khai giảm lợi nhuận thậm chí là lỗ để trốn thuế, đối với Ngân hàng thì báo cáo lãi để tăng uy tín với Ngân hàng.
Thực tế hiện nay, hoạt động thu thập thông tin của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ chủ yếu vẫn từ hồ sơ do khách hàng cung cấp và việc phỏng vấn, đi xuống cơ sở sản xuất, kinh doanh, chưa chủ động tiếp cận được đến các nguồn thông tin khác: như từ cơ quan thuế, hải quan, đối tác của khách hang... do ngân hàng chưa thiết lập được quan hệ cung cấp thông tin lẫn nhau với các chủ thể trên, nên gặp không ít khó khăn trong công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dẫn đến trích lập dự phòng rủi ro tín dụng bị thiếu so với quy định.
CBTD phụ trách món vay của Chi nhánh là người nắm bắt mọi thông tin về doanh nghiệp và có trách nhiệm cập nhật mọi thông tin cần thiết, chưa có bộ phận quản lý thông tin một cách hệ thống nên khi có sự thay đổi CBTD thì sẽ gây khó khăn để CBTD khác tiếp cận khoản vay đó. Thêm vào đó, sự theo dõi không được liên tục vì định kỳ 6 tháng mới kiểm tra một lần, khoảng thời gian không vay Ngân hàng không thực hiện thu thập thông tin. Do đó, thông tin cung cấp bị gián đoạn rất nhiều.
Do vậy, Ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như qua đối tác, đối thủ, công ty kiểm toán, nội bộ của khách hàng vay vốn, qua các phương tiện thông tin đại chúng... để có thể đưa ra các quyết định chính xác về khách hàng để làm căn cứ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản vay của khách hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ về toàn bộ khách hàng để cả hệ thống có thể truy cập và tìm kiếm thông tin về khách hàng đó (cả tình hình dư nợ, hồ sơ pháp lý, uy tín...) quản lý theo các file dữ liệu trên máy tính chứ không phải file giấy, để giảm bớt khâu tìm kiếm thông tin khách hàng, bên cạnh đó giảm thiểu thời gian đánh giá các thông tin ngành nghề và tạo thông tin thống nhất toàn hệ thống về khách hàng vay vốn.
Hệ thống thông tin nội bộ toàn hệ thống của Ngân hàng có thể xây dựng theo mô hình sau:
Mô hình 3.1. Mô hình hệ thống thông tin nội bộ.