khách hàng
Tại thời điểm tiến hành trích lập dự phòng thì:
Giá trị TSC phải TLDPRR = Giá trị khoản vay- Giá trị thị trường TSDB
Như vậy muốn xác định một cách tương đối chính xác giá trị tài sản có phải trích lập dự phòng, bên cạnh việc xác định giá trị khoản vay (đã đề cập ở trên) một cách tương đối chính xác còn đòi hỏi Ngân hàng phải có sự đánh giá và định giá với các tài sản đảm bảo sao cho phù hợp, hợp lý (tránh tình trạng đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thị trường mà ảnh hưởng chất lượng khoản vay). Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nên lưu ý thẩm định một cách chính xác, xác định chắc chắn trong quyền định đoạt hợp pháp đầu tiên đối
với tài sản đảm bảo đó. Cần nâng cao công tác đánh giá - quản lý - xử lý đối với tài sản đảm bảo từ giai đoạn thẩm định quyền sở hữu tài sản của khách hàng, khi ký kết đảm bảo giữ đầy đủ giấy tờ sở hữu hợp pháp và cần thiết, công chứng, tiến hành đăng ký cầm cố thế chấp tài sản đảm bảo tại cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, có sự quan tâm kiểm tra định kỳ với các loại tài sản này, dự tính khi tiến hành xử lý (tuân theo quy định của Nhà nước), có sự thỏa thuận phù hợp với khách hàng, dưới sự chứng kiến của cơ quan pháp luật thì việc xác định dự phòng trên giá trị tài sản có rủi ro sau khi trừ đi giá trị thị trường của tài sản đảm bảo mới là đúng theo quy định.
Bên cạnh công tác đánh giá về nghiệp vụ, Ngân hàng nên quan tâm lựa chọn các cán bộ thẩm định có chuyên môn ngành nghề, am hiểu thị trường, có khả năng phân tích đánh giá tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của doanh nghiệp để có khả năng nhạy bén và dự đoán tốt.