2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Để thống nhất quản lý và tách bạch giữa hoạt động cho vay tín dụng chính sách và tín dụng thương mại của các NHTM quốc doanh, ngày 10 tháng 12 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, cấp phát và cho vay v ốn đầu tư của Nhà nước.
Tiếp đó, để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và quản lý TDĐT phát triển của Nhà nước, nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 04 và 06 lần 01 khóa VIII, tháng 6 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP (văn bản pháp lý đầu tiên về TDĐT Nhà nước); đồng thời, thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 để thực hiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước. Đây là một bước đi quan trọng trong việc đổi mới quản lý TDĐT phát triển của Nhà nước: tập trung về một đầu mối, khắc phục những tồn tại của cơ chế TDĐT phát triển trong 10 năm trước theo hướng giảm bao cấp, tăng cường hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan cho vay, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Việc hình thành và phát triển hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT phát triển của Nhà nước là bước kế tiếp thành công của sự đổi mới mô hình tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện khả năng tích lũy của ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển có hạn, cùng với chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ đã có thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, trong hơn năm năm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, bên cạnh những cố gắng nỗ lực để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, năng lực tổ chức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án đầu tư trong 5 - 10 năm còn hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện TDĐT phát triển của Nhà nước, hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc. Chính những tồn tại, vướng mắc này đã hạn chế khả năng phát triển của Quỹ, ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt động tài chính, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới theo lộ trình cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu đổi mới chính sách TDĐT phát triển và xuất khẩu của Nhà nước, ngày 19 tháng 5 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. NHPT Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank) có số vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận với thời gian hoạt động là 99 năm.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
NHPT Việt Nam là một định chế tài chính của Chính phủ với vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng, có nhiệm vụ:
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT phát triển và TDXK theo quy định của Chính phủ.
- Cho vay đầu tư phát triển, HTSĐT, bảo lãnh TDĐT, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ cho hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT phát triển và TDXK.
- Bảo lãnh cho DN vay vốn NHTM theo quy định của Chính phủ.
- Cho DN gặp khó khăn do suy giảm kinh tế vay vốn trả nợ và thanh toán bảo hiểm xã hội đối với người lao động mất việc làm theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy
Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập NHPT Việt Nam và Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
thì cơ cấu tổ chức của NHPT gồm có: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát, Bộ máy điều hành.
Hội đồng quản lý: gồm 07 thành viên, trong đó có 04 thành viên chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản lý, ủy viên Hội đồng quản lý kiêm Tổng Giám đốc, ủy viên Hội đồng quản lý kiêm Trưởng Ban Kiểm soát, ủy viên chuyên trách Hội đồng quản lý NHPT và 03 thành viên chuyên trách là các Thứ trưởng các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản lý có 03 thành viên chuyên trách và 03 thành viên bán chuyên trách là lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.
Ban Kiểm soát: có tối đa 07 thành viên chuyên trách
Ban Lãnh đạo: gồm Tổng giám đốc, 07 Phó Tổng giám đốc và 01 Kế toán trưởng.
Hiện nay Ban Lãnh đạo: gồm Tổng giám đốc; 06 Phó Tổng giám đốc. Bộ máy điều hành:
* Tại Hội sở chính: Hội sở chính của NHPT Việt Nam có 29 Ban, Văn phòng, Trung tâm, Sở Giao dịch.
* Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hệ thống NHPT có 02 Sở Giao dịch, 05 Chi nhánh khu vực và 47 Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ BẢO LÃNH VAY VỐN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Hiện nay, Bảo lãnh cho DNNVV vay vốn các NHTM theo hai kênh: Thứ nhất, là các Quỹ bảo lãnh địa phương.
Thứ hai là, NHPT
Ngày 20/01/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Việc ra đời và đi vào hoạt động của các Quỹ đã góp phần tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, có vốn duy trì, mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Quỹ bảo lãnh tín dụng là tổ chức tín dụng ở địa phương, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập và quản lý, vốn điều lệ Quỹ gồm nguồn ngân sách tỉnh và vốn góp của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác...Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với Quỹ bản lãnh tín dụng về tài chính và ngân hàng theo quy định pháp luật.
Về kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng là nghiệp vụ ngân hàng, trong khi đó, các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện hoạt động bảo lãnh.
Để khắc phục tình trạng trên cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, công văn 07/TTg-KTTH ngày 03/01/2013 về bảo lãnh tín dụng với DNNVV. Theo đó, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh cơ chế bảo lãnh, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg.
Bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ngoài những đặc điểm chung của Bảo lãnh cho vay của ngân hàng, thì bảo lãnh vay vốn của NHPT là bảo lãnh có điều kiện. NHPT chỉ thực hiện trả nợ thay cho Doanh nghiệp trong trường hợp Doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và NHTM cung cấp chứng từ chứng minh việc NHTM đã thực hiện mọi biện pháp để thu nợ một cách đầy đủ và hợp pháp. Cụ thể trách nhiệm của các bên được quy định như sau:
- Trách nhiệm của Bên được bảo lãnh (doanh nghiệp): theo Quy chế bảo lãnh, Bên được bảo lãnh có trách nhiệm trong việc đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh, thực hiện sử dụng vốn vay đúng mục đích và các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng.
- Trách nhiệm của bên nhận bảo lãnh (NHTM): Theo Quy chế bảo lãnh và theo Thông tư 12/2009/TT-NHNN ngày 28/5/2009 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung trong cho vay có bảo lãnh của NHPT, tại khoản 3 Điều 3 có quy định: “ NHTM có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay và hoàn trả nợ vốn vay của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả ”. NHTM phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong khâu kiểm soát khi giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi giải ngân vốn vay, tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài sản hình thành từ vốn vay, trả nợ vay của khách hàng.
- Trách nhiệm của Bên bảo lãnh (NHPT): Theo Quy chế bảo lãnh, NHPT có trách nhiệm trong việc: Thẩm định và quyết định bảo lãnh khi doanh nghiệp, khoản vay thuộc đối tượng, phạm vi được bảo lãnh và đảm bảo điều kiện được bảo lãnh; Phối hợp với Bên nhận bảo lãnh kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay của Bên được bảo lãnh.
NHPT có quyền: Được quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích.
Như vậy, trong trường hợp NHPT thực hiện đúng các quy định trên, mà có đủ căn cứ để chứng minh NHTM không thực hiện đúng quy định trong quản lý tín dụng và/hoặc có đủ căn cứ chứng minh doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích thì trách nhiệm trả nợ thay không thuộc về NHPT.
NHPT sẽ phải trả nợ thay khi vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích và/hoặc NHTM sẽ thực hiện đúng quy định về quản lý tín dụng “kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay và hoàn trả nợ vốn vay của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả ”
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG TIiroNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀNG TIiroNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (SAU ĐÂY GỌI LÀ BẢO LÃNH VAY VỐN)
2.3.1. Bối cảnh thực hiện và cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh cho vay tại Ngân hàng Thương mại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng với những diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Đánh giá được tình hình kinh tế thế giới sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế của đất nước và đời sống của nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, DN nhỏ và vừa là đối tượng rất khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của các NHTM do quy mô nhỏ về vốn và tài sản, tính minh bạch về báo cáo tài chính còn thấp, uy tín không cao và sự phân biệt đối xử trong nhận thức của xã hội đối với các DN này. Vì vậy, để góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo cơ hội cho các DN có thể phát triển thì Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 20 tháng
01 năm 2009 về việc Ban hành quy chế Bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM. Là công cụ hữu hiệu của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, NHPT Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai nghiệp vụ bảo lãnh cho vay tại NHTM đối với DN nhỏ và vừa nhằm khai thông nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ thực hiện các giải pháp chống suy giảm kinh tế trong năm 2009.
Trên cơ sở Quy chế, NHPT đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:
+ Công văn số 264/NHPT-BL-HTUT ngày 06 tháng 02 năm 2009 hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM, áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống NHPT.
+ Công văn số 543/NHPT-BL-HTUT ngày 09 tháng 3 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Công văn số 264/NHPT-BL-HTUT ngày 06 tháng 02 năm 2009.
+ Công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT ngày 21 tháng 4 năm 2009 hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho DN vay vốn của NHTM, thay thế cho Công văn số 264/NHPT-BL-HTUT.
+ Công văn số 1914/NHPT-BL-HTUT ngày 18 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT.
+ Công văn số 4003/NHPT-BL-HTUT ngày 11 tháng 11 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT và Công văn số 1914/NHPT-BL-HTUT.
Trong quá trình thực hiện để kịp thời xử lý những vướng mắc trong hoạt động bảo lãnh, NHPT đã ban hành các văn bản hướng dẫn Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:
+ Công văn số 1085/NHPT-BL ngày 30 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn việc báo cáo hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Công văn số 1224/NHPT-BL ngày 07 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn.
+ Công văn số 1755/NHPT-BL ngày 07 tháng 5 năm 2010 về việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận của NHTM trong nghiệp vụ bảo lãnh.
+ Công văn số 2373/NHPT-BL ngày 17 tháng 6 năm 2010 về việc hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh cho DN vay vốn NHTM.
+ Công văn số 2744/NHPT-BL ngày 08 tháng 7 năm 2010 về việc