2.4.1. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank
Từ năm 2009 đến năm 2011, VPBank chua có mô hình tổ chức quản trị rủi ro để thực hiện tốt nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng. Đến năm 2012, VPBank bắt đầu thành lập Ủy ban Quản trị Rủi ro, Khối Quản trị rủi ro và bắt đầu xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng.
VÒNG KIỂM SOÁT THỨ NHẤT VÒNG KIỂM SOÁT THỨ BA
ĐƠN VỊ KINH DOANH
Λ ĐƠNVỊTHẨMĐỊNH (TÁITHẨMΛ
ĐỊNH HOẶC TRUNG TÂM THẨM
κ ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG y
TÍCH RỦI TÍN DỤNG KHỐI _________ THU HỒI NQ
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank
a. Vòng kiểm soát thứ nhất:
b. Đơn vị Kinh doanh: Là các Khối Kinh doanh (Khối Khách hàng Cá nhân, Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối Khách hàng Doanh nghiệp) thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm Khách hàng tuân theo các Chính sách/Quy chế/Quy định/Quy trình về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, các Khối Kinh doanh phối hợp với Phòng Tín dụng các Khối để nghiên cứu và xây dựng các sản
phẩm tín dụng để giúp ngân hàng tăng truởng bền vững.
Khách hàng để đảm bảo các khoản cấp tín dụng tuân theo đúng Khẩu vị và Chính sách/Quy định quản trị rủi ro của VPBank, nhằm giúp ngân hàng hạn chế đuợc tỷ lệ nợ xấu.
d. Vòng kiểm soát thứ hai:
- Phòng Chiến luợc và Phân tích rủi ro:
+ Trách nhiệm chủ trì xây dựng các chiến luợc rủi ro và khẩu vị rủi ro hàng năm để báo cáo lên Ủy ban QTRR đồng thời đánh giá tình hình thực hiện chiến luợc và khẩu vị rủi ro hàng năm lên UB QTRR.
+ Chủ trì xây dựng các chính sách tín dụng cao nhất của toàn hệ thống nhu chính sách cấp tín dụng, chính sách xử lý nợ có vấn đề, cơ chế phê duyệt hạn mức tín dụng, cũng nhu kiểm soát việc thực thi và đánh giá lại các chính sách này.
+ Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng (Scorecards) và phối hợp với các Phòng QTRR chức năng để quản lý các hệ thống này.
- Phòng Rủi ro tín dụng các Khối Kinh doanh:
+ Quản lý chất luợng danh mục tín dụng bán lẻ, phối hợp với các Đơn vị liên quan tạo báo cáo phân tích rủi ro danh mục tín dụng bán lẻ, bao gồm các nội dung nhu: tình hình rủi ro tín dụng tổng thể, tính hình nợ xấu, mức độ trích dự phòng.
+ Cập nhật thuờng xuyên các kết quả của hệ thống Thu hồi nợ để có những điều chỉnh và định huớng chính sách tín dụng.
+ Quản lý hạn mức tín dụng các sản phẩm/chuơng trình, các phê duyệt ngoại lệ trong các sản phẩm /chuơng trình sản phẩm đảm bảo không vuợt quá giới hạn quy định
- Phòng Giám sát Tín dụng:
+ Xây dựng và quản lý hệ thống phân loại và trích lập dự phòng rủi ro;
+ Thực hiện giám sát tín dụng trực tiếp theo định kỳ hoặc theo chuyên đề nhu: theo ngành nghề, địa bàn kinh doanh của KH, phân đoạn Kll,... tại các Đơn vị Kinh doanh
+ Đề xuất chuyển các khoản nợ từ kết quả giám sát tín dụng sang các luồng cấu trúc nợ (giải pháp tài chính) hoặc xử lý nợ (tổ tụng)
- Phòng Cấu trúc và thu hồi nợ:
+ Đầu mối tiếp nhận để thẩm định phuơng án cấu trúc cho các khoản nợ có vấn đề theo phân luồng tài chính từ các Đơn vị nhu Phòng Giám sát Tín dụng, Đơn vị Kinh doanh
+ Theo dõi và quản lý các khách hàng đuợc tái cấu trúc truớc khi đuợc chuyển về luồng thông thuờng theo quy định của VPBank trong từng thời kỳ và tổng hợp báo cáo định kỳ;
+ Đề xuất chuyển luồng xử lý nợ đối với những khoản không đủ điều kiện cấu trúc nợ hoặc đề xuất chuyển về luồng thông thuờng
e. Vòng kiểm soát thứ 3:
- Ủy ban Quản lý rủi ro: Ủy ban Quản lý rủi ro hoạt động duới sự chỉ đạo của HĐQT đối với công tác quản lý rủi ro tại VPBank; tăng cuờng và giám sát chặt chẽ công tác quản lý rủi ro, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.
- Khối Kiểm toán nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống VPBank về các mặt nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng và có trách nhiệm chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những sai phạm trong các mặt nghiệp vụ tại các Đơn vị Kinh doanh, Khối Quản trị rủi ro, Đơn vị thẩm định,...
2.4.2. Các chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Để đảm bảo đua hoạt động tín dụng của VPBank phát triển theo đúng định huớng, đạt đuợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng truởng bền vững và kiểm soát đuợc rủi ro cũng nhu tiến dần đến thông lệ quốc tế. Ngân hàng VPBank đã xây dựng và ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng với những nội dung cơ bản sau đây:
a. Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng: Xây dựng một hệ thống văn bản quy chế, quy trình đồng bộ, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật tạo hành lang cho hoạt động tín dụng. Ban hành huớng dẫn đầy đủ,
kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến họat động tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.
b. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
- Xây dụng cơ chế phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc: Tuân thủ các quy định của pháp luật về họat động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong họat động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát; Phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị; Phù hợp mức độ phức tạp của đối tượng cho vay, loại rủi ro tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên cùng một điựa bàn.
- Xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của VPBank: Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tượng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí: theo ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn; theo vùng; theo đối tượng khách hàng; theo loại tín dụng, sản phẩm tín dụng.
- Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: Căn cứ vào các quy định của pháp luật và định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng xem xét và quyết định các giới hạn an toàn như: Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống; Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm; Giới hạn tín dụng đối với khách hàng; Giới hạn tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.
- Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Căn cứ trên cơ sở phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính mà ngân hàng có những chính sách cụ thể áp dụng đối với từng nhóm khách hàng và khách hàng. - Tài sản bảo đảm tiền vay: các quy định về bảo đảm tiền vay của VPbank được
thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
tiến hành phân loại khách hàng và phân loại khoản vay từ đó xây dựng các công cụ và mô hình đo lường rủi ro của hoạt động tín dụng phù hợp với hoạt động của Ngân hàng.
d. Quản lý, giám sát danh mục cho vay: định hướng các hoạt động tín dụng của VPbank là xây dựng được một danh mục cho vay an toàn, hiệu quả, vốn cho vay được phân bổ hợp lý. Căn cứ vào tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm ngân hàng đề ra và thường xuyên theo dõi giám sát giới hạn dư nợ của từng khoản mục trong danh mục cho vay.
e. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro được ngân hàng thực hiện theo đúng quy định của NHNN trong thời kỳ.
f. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng: ngân hàng nghiên cứu áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý cảnh báo rủi ro làm cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật, nhằm giúp các cấp lãnh đạo quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin.
2.4.3. Quản lý khách hàng vay vốn
VPBank đã xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý rủi ro tín dụng cốt lõi của VPBank đồng thời đây cũng là cơ sở để VPBank thực hiện quản lý khách hàng có quan hệ tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng: kết hợp với phương pháp chuyên gia và thống kê để xếp hạng khách hàng. Phương pháp chấm điểm trong hệ thống này của VPBank cũng rất phổ biến, được các tổ chức quốc tế như Moody’s, S&P... sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Các chỉ tiêu này phản ánh khá toàn diện về quy mô, ngành nghề và triển vọng của doanh nghiệp, đồng thời chúng có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và đuợc luợng hóa tối đa nhằm giảm thiểu sai sót chủ quan của nguời đánh giá.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đuợc xây dựng cho các khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.2 - Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng (doanh nghiệp)
Theo hệ thống này, số điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm và khách hàng càng có điểm chấm cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp và nguợc lại.
2.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục đồng thời tuân thủ các qui định của pháp luật và chính sách cho vay của ngân
hàng. Việc xây dựng quy trình cho vay là việc quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Vì nếu thiết lập đuợc một hệ thống quy trình có khoa học sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
VPBank đã xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định rõ trách nhiệm giữa khâu tu vấn khách hàng, thẩm định, cho vay và bộ phận đánh giá rủi ro.
- Đơn vị Kinh doanh: tu vấn khách hàng huớng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ và hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng truớc khi thiết lập quan hệ tín dụng. - Đơn vị thẩm định: nhận hồ sơ từ Đơn vị Kinh doanh tiến hành thẩm định, phân
tích đánh giá khách hàng và đua ra hội đồng tín dụng, từ đó có quyết định đồng ý hoặc từ chối thiết lập tín dụng.
- Đơn vị của quản trị rủi ro tín dụng: thực hiện đánh giá lại khoản tín dụng đã cấp, thẩm định rủi ro độc lập đối với những khoản vay lớn và vuợt mức thẩm quyền. Sự tách bạch trong quy trình cho vay này tạo ra tính linh hoạt, không lạm quyền, các bộ phận có chức năng kiểm tra chéo, thẩm định và tái thẩm định, hạn chế đuợc nhiều rủi ro, đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng.
Nhằm tạo tính minh bạch, rõ ràng đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cũng đuợc quy định cụ thể.
a. Giám sát truớc khi cho vay:
- Cán bộ tín dụng độc lập xem xét các vấn đề về khoản vay, đánh giá rủi ro và việc tuân thủ chính sách tín dụng, chính sách rủi ro khác, đảm bảo quy trình tín dụng đuợc tuân thủ một cách chặt chẽ và từng giao dịch đuợc cơ cấu một cách thích hợp về các điều kiện, điều khoản cho vay, tài sản đảm bảo và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận.
- Cán bộ tín dụng đề xuất tín dụng bao gồm những thông tin định luợng và định tính về khách hàng, thông tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị truờng của khách hàng, chu kỳ kinh doanh, năng lực tài chính và các dự báo tài chính liên quan tới khả năng trả nợ của khách hàng. Truờng hợp cho vay có đảm bảo
bằng tài sản, đề xuất tín dụng cũng được phân tích đầy đủ tài sản đảm bảo đó làm giảm các rủi ro tín dụng như thế nào, các vấn đề pháp lý liên quan.
b. Giám sát trong thời gian cho vay:
- Đối với cho vay ngắn hạn: Cán bộ tín dụng xác định mục đích vay vốn của khách hàng: thanh toán tiền mua nguyên vật liệu trong hoặc ngoài nước, thanh toán các chi phí khác như điện, bao bì, tiền lương...Từ đó, việc xem xét giải quyết giải ngân chủ yếu dựa vào những chứng từ liên quan đến việc thanh toán.
- Đối với cho vay trung, dài hạn: Cán bộ tín dụng kiểm tra lại các điều kiện mà Hội đồng tín dụng/Cấp phê duyệt tín dụng thông qua đã đầy đủ hay chưa, như: Tỷ lệ vốn tham gia của mỗi bên, điều kiện thanh toán trong Hợp đồng kinh tế/Hợp đồng xây dựng, hạng mục giải ngân phải phù hợp với hạng mục đầu tư của dự án đã trình, tiến độ đầu tư, tình hình thực hiện dự án, các hồ sơ khác có liên quan đến việc giải ngân
c. Giám sát sau khi cho vay:
Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra sau khi giải ngân đối với khách hàng bằng cách cán bộ tín dụng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng, kiểm tra thực tế để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra. Về phía khách hàng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay và phải thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng qui định.
Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng, các cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vẫn tiếp tục tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng kết hợp với việc chấm điểm xếp hạng định kỳ, rà soát lại báo cáo tài chính của khách hàng, việc rà soát này được thực hiện song song với rà soát hồ sơ vay, công việc rà soát cũng bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố liên quan tới đề xuất tín dụng xin duyệt ban đầu, cập nhật mọi thông tin có liên quan.
Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc hoạt động của khách hàng, cán bộ tín dụng thực hiện báo cáo và đề xuất hướng giải
quyết lên lãnh đạo tín dụng.
2.5. ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK
2.5.1. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:
- Từ những kết quả đã đạt được ở trên ta thấy hoạt động cho vay của VPBank đã có những bước phát triển nhanh chóng. Dư nợ tín dụng liên tục tăng, số lượng khách