Trong năm 2014, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng xác định tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược đã lựa chọn là trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam trong năm 2017. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu chiến lược trong thời gian sớm nhất và với chi phí hợp lý nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cần thiết phải xác định cho riêng mình chiến lược kinh doanh một cách cụ thể. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung đã được xác định, các kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận như kế hoạch tài chính, kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự.... được xây dựng và triển khai thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng - đa lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên thân thiện và tinh thần trách nhiệm cao. Các mục tiêu chủ yếu năm 2014 của toàn hệ thống VPBank:
Dư nợ cấp tín dụng 84.454
Trong đó: Cho vay khách hàng 72.712
Tỷ lệ nợ xấu < 3%
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.890
phối rộng khắp, khả năng am hiểu thị trường trong nước.. để có thể thực hiện thành công mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, các chiến lược kinh doanh được đề nghị cùng phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2017 bao gồm:
- Chiến lược phát triển thị trường (mở rộng mạng lưới hoạt động): bên cạnh việc tập trung cho công tác đánh giá. đẩy mạnh hoạt động các kênh phân phối hiện tại
nhằm hỗ trợ một các hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh, chiến luợc phát triển thị truờng tập trung giải quyết vấn đề đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối (bao gồm kênh phân phối truyền thống lẫn các kênh phân phối ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại) tại các thị truờng mới nhằm đón đầu và chiếm lĩnh thị truờng. - Chiến luợc phát triển sản phẩm: tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính chính xác, an toàn, bảo mật, nhanh chóng trong quá trình giao dịch. Ngân hàng sẽ chủ động đầu tu cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo, nổi bật dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng. Sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng phải đuợc thiết kế theo huớng mở, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.