Việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng làm cho môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính nước ta ngày càng trở nên gay gắt, rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG vì thế cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan giám sát là làm thế nào
để thị trường tài chính hoạt động ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và nhà đầu tư. Để làm được điều đó cần xử lý tốt một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xây dựng Luật Giám sát, Luật BHTG đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật; đồng thời để giám sát hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính thì tổ chức BHTG cần có vai trò độc lập với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, ngân hàng có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính.
Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát; xây dựng kho dữ liệu để các cơ quan giám sát khai thác chung nhằm đảm bảo thống nhất và không gây phiền hà cho các cơ quan chịu sự giám sát.
Thứ tư, tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát về phân công nhiệm vụ giám sát cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành; việc trao đổi, cung cấp thông tin, sử dụng kết quả giám sát của các cơ quan giám sát; công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ... nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát hoạt động tài chính - ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của VPBank; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thông tin... góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN một số
vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và quản trị rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện ngày nay, ngành ngân hàng đã và đang là một cầu nối giúp chúng ta chủ động, củng cố và nâng cao vị thế trên truòng quốc tế. Đồng thời, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các NHTM.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vuợng (VPBank), luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung tại VPBank nói riêng.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank qua các năm, đánh giá những thành tích cũng nhu những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.
- Đua ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank nhu chính sách cho vay cụ thể theo từng loại khách hàng, tăng cuờng chất luợng và hiệu quả nguồn thông tin, nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng và nâng cao chất luợng tái sản đảm bảo,... nhằm tăng cuờng hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn đuợc. Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng để kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã cung cấp cho em những kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại truờng Học viện Ngân hàng. Đặc biệt, em xin trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ, huớng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của GS.TS.Cao Cự Bội trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
^ ɑ ^
A. Văn bản pháp luật:
1. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
2. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, luật sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng.
3. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
4. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014.
B. Giáo trình Tiếng Việt tham khảo:
5. TS.Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê 6. TS.Hồ Diệu, 2003, Tín dụng ngân hàng, TP.HCM, Nhà xuất bản thống kê
7. Peter.S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính
8. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thông kê
9. TS. Lê Thị Hiệp Thương, TS.Hồ Diệu, Th.S Bùi Diệu Anh(2009), Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông.
C. Một số tài liệu tham khảo khác:
10. Báo cáo tài chính của VPBank qua các năm 2009,2010,2011,2012,2013 11. Tài liệu đào tạo quy trình cho vay của VPBank
12. Báo cáo thường niên của VPBank qua các năm 2009,2010,2011,2012,2013
D. Tài liệu tham khảo tiếng anh:
13. Edward I. Altman (2001), Managing credit risk: A challenge for the new millennium
E. Một số website:
14. www.VPBank.com.vn 15. www.sbv.gov.vn
16. http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quo c-te 17. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia