Một số tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu 0074 giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 78 - 83)

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng.

a. Việc tuân thủ chính sách tín dụng chưa triệt để:

VPBank đặt ra một chính sách tín dụng với mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Tuy nhiên, việc đảm bảo hai yếu tố trên cùng lúc luôn là bài toán khó trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nên trong một vài trường hợp chưa áp dụng triệt để chính sách tín dụng như: chưa phân tích kỹ thông tin tài chính của khách hàng, bỏ qua một số bước trong quy trình thẩm định hồ sơ vay, giải ngân khi hồ sơ vay của khách hàng chưa được bổ sung đầy đủ yêu cầu...

Bên cạnh đó, ngân hàng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay, xem như đây là một giải pháp an toàn khi cho vay. Tài sản đảm bảo là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, VPBank thực hiện việc đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ định giá lại giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngoài ra, trong quá trình quyết định cấp tín dụng thì VPBank cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ.

b. Chất lượng thông tin trong phân tích tín dụng còn kém:

Vấn đề thông tin bất cập ảnh hưởng đến cả hai phía: khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là phía phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn khi nguồn vốn vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thông tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ CIC, từ báo cáo tài chính của khách hàng, các nguồn thông tin không chính thức và Intrenet. Các nguồn thông tin

trên không được đảm bảo chính xác và chưa có cơ sở tin cậy. Trên thực tế, các thông tin về khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thông tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thông tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, tài sản đảm bảo cũng rất khó khăn để tìm kiếm. Chất lượng thông tin kém đã gây không ít khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng và dự án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng thể hiện ở các mặt sau:

- Trong vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính thì số liệu kiểm toán còn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo tài chính do khách hàng lập là không cao nên việc sử dụng báo cáo tài chính để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là không chính xác, dẫn đến những chọn lựa ngược gây ra rủi ro cho ngân hàng. Về phía VPBank, nếu nhất thiết yêu cầu khách hàng phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì mới cho vay thì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng.

- Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo quy trình tín dụng của VPBank thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được năng lực quản trị của giám đốc doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể. Với nguồn thông tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực tế cho thấy năng lực này không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở nhiều yếu tố khác.

- Ngoài ra, Ngân hàng VPBank cũng chưa chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thông tin nhất là trong môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay. Chính vì thế, trong việc thẩm định, đánh giá dự án vay trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, xã hội, cán bộ chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược về tính khả thi của dự án, thậm chí những thông tin được sử dụng khi đánh giá đã lạc hậu và sai lệch, không có giá trị trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Trong thời gian qua, các cuộc kiểm toán nội bộ của VPBank đuợc tổ chức định kỳ đã góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay của Ngân hàng VPBank, giúp cho hoạt động của ngân hàng đuợc thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định nội bộ, từ đó ngăn ngừa đuợc các sai phạm, các rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, đồng thời tu vấn cho Ban lãnh đạo VPBank trong việc xây dựng các quy chế cũng nhu quản lý hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, có thể nói rằng, rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VPBank hiện nay vẫn còn tồn tại. Một trong các nguyên nhân chính là kiểm toán nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay vẫn chua thực sự phát huy tác dụng, còn nhiều hạn chế:

- Công tác kiểm toán nội bộ VPBank chua thực sự tuơng xứng với vai trò, nhiệm vụ, còn rất khác xa với các chuẩn mực quốc tế: Các văn bản đều không phân biệt rõ các khái niệm kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, chua cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí và quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc phân định không rõ ràng này dẫn đến hiệu quả hoạt động chua cao, chua phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó có nguyên tắc rất quan trọng là đảm bảo tính độc lập.

- Phuơng pháp kiểm tra, kiểm toán đã lạc hậu so với yêu cầu mới: thực hiện kiểm toán theo phuơng pháp kiểm toán riêng lẻ. Thực hiện theo phuơng pháp này thì phải xem xét từng chứng từ riêng lẻ, từng khoản tín dụng cụ thể, gắn với trách nhiệm từng nhân viên cụ thể mà chua phải là việc kiểm toán hệ thống để có cách nhìn tổng quát về quy trình. Với khối luợng rất nhiều các giao dịch nhất là khi tăng quy mô nên tốn kém cả về thời gian và công sức mà hiệu quả chua cao.

d. Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:

Trên thực tế, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là nguời thực hiện tất cả các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định phuơng án vay vốn sản xuất đến khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phuơng án, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo khi

cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phuơng án phuơng án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là nguời chịu trách nhiệm về các phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho Đơn vị thẩm định. Khi nhận đuợc hồ sơ, Đơn vị thẩm định thực hiện thẩm định lại hồ sơ và trình lên Hội đồng Tín dụng/Cấp phê duyệt tín dụng để đua ra quyết định cấp tín dụng hay không. Truờng hợp đuợc vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng. Với quy trình thẩm định nhu trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh đuợc mọi khiếm khuyết, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bô tín dụng không phải lúc nào cũng có thể am hiểu hết đuợc.

e. Công tác giám sát sau khi cho vay chua hiệu quả:

Mặc dù VPBank đã ban hành hàng loạt các quy trình, quy định về việc kiểm tra, giám sát vốn vay của khách hàng nhung công tác giám sát chua đuợc hiệu quả thể hiện qua những yếu tố:

- Sự sao lãng của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra vốn vay. Theo quy định tại VPBank thì trong vòng 5 ngày sau khi giải ngân bằng tiền mặt, 10 ngày đối với hình thức chuyển khoản phải kiểm tra vốn vay nhung trên thực tế cán bộ không thực hiện đúng thời gian quy định này mà rất chủ quan, tin tuởng vào uy tín của khách hàng, không kiểm tra tình hình thực tế cũng nhu các mục đích sử dụng vốn nên không giám sát đuợc khách hàng.

- Việc kiểm tra sau khi giải ngân của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào ý thức và trách nhiệm của khách hàng trong việc tiếp tục tuân thủ các điều kiện tín dụng. Khách hàng có hành vi cố ý sử dụng vốn không đúng mục đích, điều này rất khó khăn cho cán bộ trong việc kiểm tra vốn vay.

f. Một số nguyên nhân khách quan:

Chất luợng tín dụng của ngân hàng còn bị ảnh huởng từ phía khách hàng nhu năng lực quản lý còn hạn chế, vấn đề tài sản đảm bảo không rõ ràng, cung cấp báo cáo tài

chính không trung thực, các số liệu chua đủ độ tin cậy và phần nhiều mang tính chất đối phó, nhằm vay vốn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, VPBank cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị truờng ngân hàng. Ngoài các ngân hàng thuơng mại quốc doanh, các ngân hàng thuơng mại cổ phần, liên doanh còn có rất nhiều quỹ tín dụng, các tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động tín dụng làm cho thị phần khách hàng ngày càng thu nhỏ, nếu quy trình tín dụng quá chặt chẽ, mất thời gian sẽ mất đi nhiều khách hàng tiềm năng nhung nguợc lại sẽ gây ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn cho ngân hàng.

Hành lang pháp lý không thuận lợi, các văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng chua đồng bộ và chua phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong nhiều năm qua, VPBank luôn phần đấu để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và đã có những thành công buớc đầu khả quan trong năm 2010. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2011, chất luợng tín dụng của VPBank đang bị giảm sút, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao và có xu huớng tăng lên. Mặc dù trong năm 2012 tình hình có nhiều biến chuyển theo huớng tích cực nhung yêu cầu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng vẫn là yêu cầu hết sức cấp bách và là một thách thức thực sự đối với VPBank trong nỗ lực tăng truởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Chuơng 2 của khóa luận đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank đề từ đó làm cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp, đề xuất ở Chuơng 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)

Một phần của tài liệu 0074 giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w