Quan niệm về chất lượng phân tích tài chính

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 42 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Quan niệm về chất lượng phân tích tài chính

Đến nay, chưa có một tài liệu nào chính thức công bố khái niệm “chất lượng phân tích tài chính” vì “chất lượng” bản thân nó là một khái niệm tương đối trừu tượng.

Xét về góc độ người tiêu dùng, người trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ thì chất lượng là nói đến những đặc tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng mong đợi có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Các đặc tính ưu việt như tác dụng có ích, thẩm mỹ, độ bền, sự tiện dụng, khả năng mang lại sự hài lòng... Do đó, khi đánh giá về chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ, người tiêu dùng đều dựa vào khả năng và mức độ đáp ứng hay mức độ làm hài lòng của sản phẩm dịch vụ so với nhu cầu của họ.

Nếu vận dụng quan niệm trên trong công tác phân tích tài chính và xét từ góc độ người sử dụng báo cáo tài chính là các ngân hàng thì có thể hình dung chất lượng phân tích tài chính là khả năng khai thác được những thông tin hữu ích từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp để ngân hàng có thể đưa ra quyết định chính xác đối với việc vay vốn của khách hàng. Phân tích tài chính là quá trình các chuyên gia đánh giá về triển vọng, sự ổn định tài chính và khả năng sinh lợi dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mức độ chính xác của những đánh giá về các nội dung trên chính là mức

31

độ “có ích” của công tác phân tích tài chính đối với người sử dụng báo cáo tài chính.

Ngoài đáp ứng yêu cầu nội dung phản ánh chính xác, chất lượng phân tích tài chính còn đồng thời liên quan đến yêu cầu về tính kịp thời, nhanh chóng. Nghĩa là công tác này cần phải được thực hiện trong một phạm vi thời gian nhất định vì phân tích tài chính chỉ là một trong nhiều khâu hỗ trợ cho việc ra quyết định đối với ngân hàng. Trong khi đó, quyết định của ngân hàng trong công tác cho vay vốn tín dụng ngắn hạn luôn đòi hỏi phải được ban hành nhanh chóng, kịp thời thì mới nắm bắt được các cơ hội đồng thời ngăn chặn được rủi ro tiềm ẩn.

Để nội dung phân tích được chính xác, kịp thời phục vụ cho mục đích của người sử dụng báo cáo, cần phải tổ chức và có phương pháp thực hiện hợp lý. Nếu không tổ chức và có phương pháp thực hiện hợp lý thì khó đáp ứng được đồng thời cả hai yêu cầu về nội dung chính xác và thời gian thực hiện hạn chế đối với công tác phân tích tài chính. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tác dụng và khả năng phát huy hiệu quả của kết quả phân tích tài chính.

Như vậy, chất lượng công tác phân tích tài chính, xét từ góc độ ngân hàng cho vay, là mức độ đáp ứng yêu cầu của ngân hàng về nội dung phân tích chính xác, kịp thời, phương pháp thực hiện hợp lý để có quyết định chính xác trong công tác cho vay và quản lý vốn vay.

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanhnghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn

Đối với công tác cho vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, trong thời gian ngắn, vốn được luân chuyển liên tục và được thể hiện dưới mọi hình thái tài sản thì nội dung phân tích tài chính đầy đủ, chính xác, kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Tuy nhiên, chất

lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau đây:

1.3.2.1 Nhân tố chủ quan

Một là, năng lực trình độ của cán bộ ngân hàng.

Năng lực trình độ của cán bộ ngân hàng quyết định trực tiếp đến chất lượng của công tác phân tích tài chính. Đây là công tác đánh giá nhận xét mang nhiều tính chủ quan nên đòi hỏi cán bộ thực hiện phải am hiểu về kế toán doanh nghiệp, có kỹ năng phân tích tài chính và kiến thức tổng hợp thì mới nắm rõ được bản chất tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, cán bộ ngân hàng cần phải biết cách khai thác thông tin để nhận được sự phối hợp nhiệt tình từ khách hàng, đồng thời phải biết cách kiểm tra, xác minh số liệu mà khách hàng cung cấp. Như vậy thì nội dung phân tích tài chính mới chính xác, chi tiết được.

Hai là, chính sách cho vay và điều kiện bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng.

Chính sách cho vay của tổ chức tín dụng thắt chặt hay mở rộng trong từng giai đoạn ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Trong giai đoạn thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, thông thường quan điểm phân tích, đánh giá tài chính sẽ chặt chẽ, khắt khe hơn. Ngược lại, trong giai đoạn mở rộng tín dụng thì quan điểm phân tích tài chính có thể nới rộng, thông thoáng hơn. Tương tự, chính sách bảo đảm tiền vay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích tình hình tài chính. Những khoản vay được bảo đảm bằng những hình thức chắc chắn, an toàn thì công việc thẩm định, đánh giá từng giai đoạn sẽ nhẹ hơn ở một số nội dung nhất định. Nhưng nếu cho vay không có bảo đảm hoặc tỷ lệ bảo đảm thấp hoặc bảo đảm chính bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì nội dung phân tích, đánh giá luôn đòi hỏi rất chặt chẽ, cẩn trọng.

33

Ba là, sự phối kết hợp với các cơ quan hữu quan.

Thu thập thông tin là khâu rất cần thiết, không thể thiếu khi tiến hành phân tích tài chính. Do đó, sự phối hợp tốt giữa ngân hàng cho vay với các cơ quan hữu quan như chi Cục thuế, ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình... sẽ tạo nguồn thu thập thông tin hữu ích phục vụ cho công tác đánh giá phân tích tài chính của khách hàng vay vốn. Nhờ đó mà có được những nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan hơn.

1.3.2.2 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, các nhân tố thuộc về doanh nghiệp vay vốn.

Trước hết, năng lực trình độ của đội ngũ kế toán doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của nội dung báo cáo tài chính vì báo cáo tài chính là báo cáo thông tin tổng hợp từ các chứng từ, sổ sách chi tiết gốc của doanh nghiệp. Nếu bộ phận làm công tác kế toán của doanh nghiệp có năng lực và trình độ tốt thì việc tổ chức thực hiện hạch toán, ghi chép sổ sách khoa học, hợp lý sẽ đảm bảo thông tin được tổng hợp một cách chính xác, đầy đủ và rõ ràng, chứng từ gốc được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tiện dụng cho việc tra cứu, đối chiếu khi cần thiết. Ngược lại, nếu năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác kế toán chưa tốt thì thông tin của báo cáo tài chính khó có thể chính xác, đầy đủ và kịp thời. Trong trường hợp này, cán bộ phân tích tài chính thường phải mất thêm nhiều thời gian để xác minh lại thông tin tại hệ thống sổ sách chứng từ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự tuân thủ quy định và độ trung thực của khách hàng quyết định đến độ tin cậy của báo cáo tài chính. Những khách hàng trung thực luôn sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định cũng như quá trình quản lý khoản vay. Hơn nữa, việc đề cao tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như của tổ chức tín dụng càng tạo cho ngân hàng sự yên

tâm khi khách hàng sử dụng vốn vay. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp vay vốn lợi dụng lòng tin của ngân hàng chỉ chia sẻ thông tin rất hạn chế hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho cán bộ ngân hàng dẫn đến nội dung phân tích tình hình tài chính có nhiều yếu tố không đúng bản chất hoặc chỉ đánh giá chung chung, khái quát về tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong quá trình quản lý khoản vay.

Ngoài ra, việc doanh nghiệp lập báo cáo tài chính đầy đủ và kịp thời theo quy định hay không cũng có ý nghĩa quyết định đến nội dung và chất lượng phân tích tài chính. Một báo cáo tài chính gồm có bốn phần: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hiện nay không bắt buộc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên doanh nghiệp thường bỏ qua loại báo cáo này. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp không chú trọng và thường bỏ trống các thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính mặc dù đây là loại báo cáo bắt buộc. Sự hạn chế về thông tin trên báo cáo cùng với sự cố tình che dấu của doanh nghiệp làm cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp khó có thể được rõ ràng, chi tiết.

Thứ hai, các nhân tố thuộc về môi trường pháp luật.

Theo quy định hiện hành, hầu hết các doanh nghiệp chỉ lập báo cáo tài chính năm, trừ một số doanh nghiệp phải lập báo cáo quý gồm các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50%, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhưng thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính tối đa cho phép là ngày 31/03 năm sau để chốt toàn bộ số liệu sổ sách đến 31/12 của năm trước nên để có được số liệu tài chính chi tiết để phân tích, cán bộ ngân hàng phải chờ ít nhất đến sau thời điểm 31/03 năm sau. Trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài

35

chính thì còn phải chờ đến sau khi có kết quả của cơ quan kiểm toán. Đối với số liệu tài chính nhanh hàng tháng thì các doanh nghiệp hiện được phép hoàn thành chậm nhất đến ngày 20 tháng sau để báo cáo số liệu của tháng trước. Do đó, thông tin tài chính có thể cung cấp cho cán bộ ngân hàng để phân tích thường không kịp thời đến thời điểm phân tích, nếu có cũng chỉ là báo cáo nhanh tình hình tài chính về bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh thì thông tin tương đối sơ lược làm cho công tác phân tích tình hình tài chính gặp không ít khó khăn.

Một yếu tố nữa liên quan đến môi trường pháp luật cần phải đề cập là: một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong phân tích tài chính là phải có mức chuẩn trung bình của các chỉ tiêu thuộc các ngành khác nhau để có thể so sánh, đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu tính toán. Nếu các hệ số trung bình ngành được xác định đúng và luôn có sẵn thì công tác phân tích tài chính trở nên đơn giản hơn nhiều. Ngược lại, nếu các hệ số bình quân ngành không đầy đủ hoặc không được cập nhật thường xuyên có thể sẽ làm những nhận định bị sai lệch dẫn đến ban hành những quyết định không chính xác. Hiện nay, chưa có một cơ quan nhà nước nào chính thức được phân công nhiệm vụ thiết lập và điều tra các chỉ số tài chính bình quân ngành mà mới chỉ do các ngành đơn phương xây dựng tùy theo mục tiêu của mỗi đơn vị như Công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại... nên việc tham khảo nhiều biểu chỉ tiêu tai chính bình quân sẽ không tránh khỏi sự mâu thuẫn, lúng túng khi áp dụng.

Thứ ba, nhân tố thuộc về công nghệ.

Công nghệ tin học cũng góp phần quan trọng đáng kể đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhờ việc sử dụng bảng tính excel nên các phép so sánh, tính toán sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác với khối lượng lớn. Ngoài ra, với hệ thống mạng internet, người phân tích có

thể dễ dàng tra cứu các thông tin tại các trang web chuyên ngành trong quá trình phân tích để so sánh và kết luận.

Kết luận Chương 1:

Nội dung Chương 1 chủ yếu tập trung làm rõ một số đặc trưng của hệ thống NHPT Việt Nam, các phương pháp và nội dung của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK. Trên cơ sở đó, đưa ra được quan niệm về chất lượng phân tích tài chính và các nhân tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NHPT Ninh Bình ở Chương 2 sau đây.

37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NGẮN HẠN TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NINH BÌNH 2.1 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh NHPT Ninh Bình

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w