Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 105 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam

VDB là đơn vị quản lý trực tiếp của chi nhánh NHPT Ninh Bình. Để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của khách hàng vay vốn TDXK, tác giả kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần tích cực tổ chức nghiên cứu sửa đổi bổ sung nội dung hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp quy định tại Sổ tay nghiệp vụ TDXK. Nội dung cần được sửa đổi theo hướng chuẩn hóa lại tất cả các khái niệm, công thức tính toán cho từng chỉ tiêu tài chính; bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cần thiết, quan tâm nhiều hơn đến tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ; đồng thời đưa ra càng nhiều càng tốt những gợi ý xoay quanh sự biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu. Ngoài ra, cần có văn bản hướng dẫn các bước thực hiện chi tiết tại khâu phân tích tài chính trong khi cho vay nhưng phải đảm bảo các cách thực hiện trên là khả thi đối với cán bộ tín dụng khi tác nghiệp.

Thứ hai, hiện nay việc so sánh các chỉ số tài chính với mức trung bình của ngành còn rất hạn chế do cán bộ tín dụng chưa có được những con số cụ thể, thống nhất về mức trung bình ngành phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2004, hệ thống quỹ Hỗ trợ phát triển Việt Nam (nay là VDB) đã ban hành quyết định số 36/2004/QĐ-HTPT ngày 29/01/2004 về hướng dẫn thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng Nhà nước, trong đó, có phụ lục về một số chỉ tiêu so sánh về tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về hệ số nợ, nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu bình quân được thiết lập theo bốn nhóm ngành: nông, lâm,

ngư nghiệp; công nghiệp; xây dựng; thương mại, dịch vụ, rất tiện ích cho việc tra cứu, so sánh khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển sang một tầm cao mới so với thời điểm năm 2004 nên các chỉ số bình quân ngành cũng cần thiết được xem xét tính toán lại. VDB cần chủ động phối hợp với các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ công thương, Trung tâm nghiên cứu kinh tế để hàng năm có thể điều chỉnh bảng chỉ số tài chính bình quân ngành theo hướng phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau, với quy mô hoạt động khác nhau để các chi nhánh trong toàn hệ thống có thể sử dụng làm căn cứ so sánh, phân tích.

Thứ ba, định kỳ hàng năm, VDB cần tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp do những chuyên gia tài chính hoặc các giảng viên có uy tín của các trường đại học kinh tế chất lượng tốt giảng dạy, tạo cơ hội cho cán bộ tín dụng toàn ngành được bổ sung thêm kiến thức, nâng cao trình độ về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Thứ tư, VDB cần phải hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống, từ đó tiến tới thành lập bộ phận phụ trách thông tin khách hàng vay vốn. Thông qua bộ phận này, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng truy cập, khai thác các thông tin hay bổ sung, cập nhật các thông tin về khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách thông tin còn có thể cung cấp cho cán bộ tín dụng các thông tin về kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh và những vấn đề liên quan đến các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, VDB cần thường xuyên cập nhật thông tin về doanh nghiệp vay vốn không chỉ về tình hình tài chính mà còn phải bổ sung các thông tin phi tài chính về bản thân doanh nghiệp như vị thế tín dụng, thương hiệu, năng lực quản lý... để từ đó dự đoán được xu hướng phát

90

triển trong tương lai của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, các đối thủ của doanh nghiệp và đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Thứ năm, để tạo sự chủ động và tiết kiệm thời gian cho các chi nhánh trong việc thu thập thông tin phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK, VDB cần cho phép các chi nhánh được ký Hợp đồng trao đổi thông tin với Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Bằng cách này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các chi nhánh trong việc phân tích, theo dõi, bám sát biến động tài chính của khách hàng tại hầu hết các thời điểm.

Thứ sáu, VDB cần có cơ chế đãi ngộ riêng đối với cán bộ tín dụng. Do đặc thù nghiệp vụ tín dụng phức tạp và có độ rủi ro cao nên cần có chế độ khen thưởng vật chất hợp lý để động viên tinh thần làm việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của cán bộ tín dụng hoặc những cán bộ có những sáng kiến đề xuất có giá trị đối với sự nghiệp phát triển ngành. VDB nên xây dựng chính sách tiền lương, thưởng phạt rõ ràng, cụ thể đối với cán bộ tín dụng để vừa đảm bảo phát huy năng lực của cán bộ tín dụng vừa làm cho họ thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong công tác, đồng thời cần xử lý nghiêm khắc những cán bộ tín dụng vì lợi ích cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn của Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w