6. Kết cấu của luận văn
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh
Căn cứ vào các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, tác giả đề xuất 7 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK tại chi nhánh NHPT Ninh Bình.
3.2.1 Hoàn thiện nội dung hướng dẫn phân tích tài chính chính xác, chi tiết, rõ ràng
Để tổ chức triển khai nghiệp vụ thống nhất toàn hệ thống, mỗi hệ thống ngân hàng đều ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện các nghiệp vụ và các công việc cụ thể phải làm. Những hướng dẫn đó đòi hỏi các chi nhánh, phòng, ban trực thuộc luôn phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc, hạn
74
chế tối đa việc các chi nhánh, phòng, ban tự điều chỉnh nội dung hướng dẫn gây ra những tranh cãi không đáng có. Cho nên, những hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ trước hết phải luôn chính xác, đầy đủ. Nội dung hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp tại Sổ tay nghiệp vụ TDXK hiện còn một số điểm chưa chính xác như việc sử dụng cụm từ “nhu cầu vốn lưu động thường xuyên” và công thức hướng dẫn tính toán nhu cầu vốn lưu động chưa có lưu ý cần thiết về chỉ tiêu “nợ phải trả” chính là các khoản nợ trong và ngoài kinh doanh của bên thứ ba nên dễ gây sự nhầm lẫn trong tính toán, nhất là đối với những cán bộ mới vào nghề chưa có kinh nghiệm hoặc được đào tạo ở các chuyên ngành khác... dẫn đến đưa ra những phân tích, nhận định không chính xác.
Bên cạnh đó, nội dung hướng dẫn còn chung chung thể hiện ở việc sau khi chỉ dẫn công thức tính toán từng chỉ tiêu, Sổ tay nghiệp vụ mớí chỉ hướng dẫn đưa ra những nhận định đơn giản như chỉ số càng cao càng tốt hoặc không tốt khi kết quả quá thấp. Phân tích tài chính là công việc đánh giá, nhận xét hiện trạng tài chính ẩn sau những chỉ số tính toán. Trong từng trường hợp, sổ tay nghiệp vụ cần đưa ra càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra dẫn đến chỉ số có kết quả như vậy để cho cán bộ phân tích có thể dễ dàng suy luận, tra cứu và vạch rõ nguyên nhân. Chẳng hạn như chỉ số vốn lưu động kỳ phân tích so với kỳ gốc giảm có thể là do doanh thu giảm, tài sản lưu động ngắn hạn tăng, hoặc doanh thu tăng đồng thời tài sản lưu động tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân. Trong trường hợp này, cần phải nghiên cứu nguyên nhân biến động của doanh thu giảm do sản lượng giảm, giá bán giảm hay hàng sản xuất không đảm bảo chất lượng hoặc chính sách bán hàng chưa được đầu tư xứng đáng. Còn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng có thể do doanh nghiệp lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho do kém
phẩm chất hoặc do chính sách găm hàng, các khoản phải thu tăng do bị khách hàng chiếm dụng vốn hay chính sách bán hàng trả chậm...
Nội dung hướng dẫn phân tích tài chính tại Sổ tay nghiệp vụ còn thiếu một số chỉ tiêu phân tích như hệ số thanh toán nợ dài hạn, sự biến động của các tiểu mục chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính. Đây là những chỉ tiêu phổ biến không thể thiếu trong nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn vay dài hạn thì hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn cần được quan tâm để biết được khả năng thanh toán nợ dài hạn và mức độ ảnh hưởng của nó đối với khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như thế nào. Còn các chỉ tiêu về chi phí liên quan trực tiếp đến sự biến động của lợi nhuận. Nếu chỉ quan tâm đến doanh thu và từ đó nhận xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thì nội dung đánh giá vẫn còn thiếu, chưa thể chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự biến động của lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm do biến động của yếu tố chi phí nào. Nếu quan tâm đến các chi phí sẽ trả lời được các vấn đề trên và chỉ ra được trong kỳ tiếp theo cần phải điều chỉnh giảm những phần chi phí chưa hợp lý. Bên cạnh đó, nội dung hướng dẫn phân tích tài chính chưa đề cập đến việc khai thác thông tin về luồng tiền thu vào chi ra từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là nguồn thông tin hữu hiệu cho biết những thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động đòi hỏi nhà phân tích tài chính đặc biệt là ngân hàng cho vay phải nắm bắt được để làm căn cứ xem xét và dự đoán độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai.
Như vậy, trong thời gian tới, nội dung hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK tại Sổ tay nghiệp vụ TDXK của VDB cần
76
phải được nghiên cứu sửa đổi một số nội dung chưa chuẩn xác nêu trên, đồng thời cần phải được bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính còn thiếu nhằm đảm bảo tiêu chí chi tiết, rõ ràng của tài liệu hướng dẫn quy mô toàn ngành, giúp cho cán bộ nghiệp vụ có những định hướng tham khảo hữu ích trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, tránh tình trạng đưa ra những nhận định chủ quan dẫn đến nội dung phân tích thiếu chính xác.