6. Kết cấu của luận văn
3.2.4 Phân công thực hiện khâu tái thẩm định tình hình tài chính
Thiết lập khâu tái thẩm định trong phân tích tài chính doanh nghiệp là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế những sai sót do nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ phân tích. Do số cán bộ tín dụng thực hiện nghiệp vụ TDXK tại chi nhánh hiện có 3 cán bộ nên không thể phân công một cán bộ nào chuyên trách khâu tái thẩm định được mà nên thực hiện chéo giữa các cán bộ tín dụng. Cụ thể, giả sử cán bộ A được phân công chủ trì tiếp nhận và thẩm định khoản vay thì cần phải phân công thêm cán bộ B (hoặc C tùy khối lượng công việc đang giải quyết) tham gia thẩm định lại hồ sơ trước
khi trình lãnh đạo phòng ký kiểm soát hồ sơ. Cán bộ B có thể ngay từ đầu tham gia vào khâu thu thập số liệu hoặc dựa trên nguồn số liệu tổng hợp do cán bộ A thu thập được thì tiến hành thẩm định độc lập. Trường hợp có sự khác biệt thì hai cán bộ A và B cùng trao đổi để đi đến thống nhất, sau khi đã thống nhất kết quả thẩm định sẽ được trình cho lãnh đạo phòng và lãnh đạo cơ quan xem xét và quyết định. Trường hợp hai cán bộ tín dụng có ý kiến trái chiều mà không đi đến thống nhất thì cả hai đều có quyền bảo lưu ý kiến và trình bày trước lãnh đạo phòng và lãnh đạo cơ quan xem xét và quyết định, ý kiến không được lựa chọn vẫn được lưu tại hồ sơ để đối chiếu kết quả tại khâu phân tích tài chính sau khi cho vay. Sự phân công tái thẩm định chéo như vậy sẽ được thực hiện linh hoạt tùy vào khối lượng công việc của cán bộ tín dụng khác còn lại. Nếu tổ chức được khâu tái thẩm định khi phân tích tình hình tài chính thì sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót và nội dung phân tích sẽ được bảo đảm chính xác và chất lượng hơn.