Án phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình đến năm 2015

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 86 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1 án phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình đến năm 2015

Về kim ngạch xuất khẩu, Ninh Bình hiện đạt bình quân hàng năm là 49,34 triệu USD với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là 26,2%, đứng ở vị trí trung bình so với cả nước nhưng đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh. Hiện nay, có 35 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm: hàng thêu ren, sản phẩm may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, lúa rơm cuốn, lá bương, rau quả chế biến, tinh bột sắn, thịt lợn đông lạnh, gạo, mì tôm và clinker (bán thành phẩm sản xuất vật liệu xây dựng). Hoạt động xuất khẩu không những đảm bảo khâu tiêu thụ ổn định cho các doanh nghiệp mà còn giải quyết hàng ngàn công ăn việc làm cho lao động phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Nhận thức rõ xuất khẩu là một hướng đi có nhiều tiềm năng cho chủ trương phát triển kinh tế địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, khóa XII, kỳ họp thứ 13 đã phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, mục tiêu chung của đề án là “phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và thế mạnh của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; các sản phẩm chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại địa phương, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động” [8, tr 3].

70

Trên cơ sở mục tiêu chung, đề án phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình đã xác định rõ mục tiêu cụ thể “phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 38%, đến năm 2015, giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 350 triệu USD trở lên” [8, tr 3]. Các giải pháp thực hiện mục tiêu trên bao gồm việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu như rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, thời gian quyết toán thuế; hỗ trợ các doanh nghiệp thu thập, phân tích, xử lý thông tin về thị trường và yêu cầu của nhà nhập khẩu để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, an toàn và thuận lợi; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng xuất khẩu. Theo đó, chi nhánh NHPT Ninh Bình được phân công có phương án, kế hoạch huy động vốn phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn TDXK của Nhà nước để đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi nghị định số 151/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu 0166 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w