hàng thương mại trên thế giới
Hiện nay nghiệp vụ bảo đảm tiền vay ở các ngân hàng trên thế giới đã và đang được thực hiện rất chuyên nghiệp bởi những công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng (AMC) - chuyên xử lý các khoản tài sản bảo đảm nợ. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc các công ty AMC đã được thành lập từ rất lâu và đã phát huy được hiệu quả rất tốt đối với các vấn đề liên quan tài sản bảo đảm (thẩm định, quản lý, tái định giá, phát mại TSBĐ...). Ở các nước này, các công ty AMC được thành lập và hoạt động với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội. Ở Malaysia cũng thành lập các công ty AMC với chức năng bán tài sản bảo đảm thu hồi vốn nhằm tái tạo và quay vòng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Ngoài ra hiện nay ở các nước c ng đã thực hiện mua bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khoản vay tại ngân hàng. Để hạn chế rủi ro, nhất là những khoản vay có bảo đảm bằng bất động sản hình thành trong tương lai, các ngân hàng của một số nước trên thế giới đã thực hiện mua bảo hiểm rủi ro tín dụng. Một trong số đó có Liên bang Nga vì năm 2005 Nga đã sửa đổi bổ sung và
hoàn thiện Luật thế chấp bất động sản, theo đó các tài sản hình thành trong tương lai cũng có thể được dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng sau khi được công chứng thuôc quyền sở hữu của con nợ. Do đó mua bảo hiểm tín dụng sẽ giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro khi con nợ sử dụng tài sản thế chấp vay vốn không hợp pháp quyền sở hữu nhưng vẫn được xác nhận công chứng.
1.3.2. Kinh nghiệm trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại một số ngânhàng thương mại trong nước hàng thương mại trong nước
a. Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam với Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản (Vietinbank AMC)
Vietinbank AMC là công ty con trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ tháng 7/2000. Vietinbank AMC là đơn vị đầu tiên trong nước hoạt động trong lĩnh vực quản lý và khai thác tài sản. Hiện nay Vietinbank AMC đã triển khai phát triển mạng lưới và mở rộng các nghiệp vụ: định giá tài sản, tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản; mua bán nợ; bán đấu giá tài sản; cho thuê tài sản; quản lý và khai thác tài sản, quản lý kho hàng, tài sản bảo đảm... Nghiệp vụ định giá tài sản bảo đảm trong hệ
thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam của Vietinbank AMC đã hỗ trợ cho chi nhánh và khách hàng xác định được giá trị thực tế của tài
sản theo giá thị trường, mang tính độc lập, khách quan, tách bạch giữa khâu thẩm định và cho vay, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống trên cơ sở:
- Hệ thống dữ liệu về giá phong phú và đa dạng, luôn cập nhật mới thông tin giao dịch, sát giá thị trường.
- Quy trình định giá khoa học, chuyên nghiệp.
xử lý nợ và tài sản bảo đảm bằng nhiều hình thức: tư vấn cách xử lý nợ, tìm
kiếm khách hàng mua tài sản, trực tiếp tiếp nhận khoản nợ từ chi nhánh
để xử
lý có hiệu quả và chuyên nghiệp thông qua hợp đồng ủy thác xử lý nợ, tài sản.
Bên cạnh đó nghiệp vụ bán đấu giá tài sản là nghiệp vụ gắn liền với hoạt động xử lý tài sản trong hoạt động ngân hàng. Qua 14 năm thực hiện nghiệp vụ bán đấu giá, Vietinbank AMC đã tổ chức bán đấu giá thành công trên 400 tài sản, thu về giá trị lớn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, góp phần tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
b. Ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam với trung tâm quản lý và giám sát tài sản bảo đảm độc lập với phòng kinh doanh của chi nhánh
Từ năm 2011 tại Ngân hàng thương mại kỹ thương Việt Nam (Techcombank) việc định giá tài sản bảo đảm được thực hiện bởi trung tâm Quản lý và Giám sát tài sản bảo đảm thuộc khối quản trị rủi ro của ngân hàng.
Trung tâm Quản lý và Giám sát tài sản bảo đảm chịu trách nhiệm chính trong việc đề xuất giá trị định giá tài sản bảo đảm làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh tham chiếu quyết định nhận tài sản bảo đảm và giao dịch với khách hàng. Trung tâm cũng theo dõ i, giám sát việc thực hiện cập nhật các thông tin, các thay đổi liên quan đến giá trị tài sản bảo đảm, đến việc mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các đơn vị kinh doanh ban hành khung giá đất làm cơ sở tham chiếu để định giá và phê duyệt kết quả định giá.
Sự ra đời của Trung tâm Quản lý và Giám sát tài sản bảo đảm đã đem lại những thuận lợi đáng kể trong hoạt động bảo đảm tiền vay của Techcombank. Cụ thể: Cán bộ tại trung tâm có trình độ chuyên môn, khả
phòng kinh doanh nên các chi phí về quản lý, giám sát tài sản bảo đảm được bóc tách riêng, việc quản lý và kiểm soát các chi phí được thực hiện tốt hơn.