3.3.1.1. Chính phủ cần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay
Hiện nay, đã có rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và ổn định cho hoạt động tín dụng nói chung và bảo đảm tiền vay nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay còn tồn tại nhiều vướng mắc, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Nội dung quy định trong các văn bản còn chưa đồng bộ, thống nhất làm cho việc triển khai thực hiện nhiều lúc còn lúng túng, thậm chí không thực hiện được. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay là rất cần thiết. Cụ thể:
Thứ nhất, thống nhất các đạo luật liên quan, các đạo luật, định chế bảo đảm tiền vay phải gắn chặt chẽ, không được mâu thuẫn các quy định chung về bảo đảm thực hiện ngh a vụ trong Bộ luật Dân sự. Các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan chỉ quy định những quan hệ bảo đảm đặc thù ho ặc (và) giải thích, huớng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể nhung phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với những quy định về bảo đảm trong Bộ luật Dân sự.
Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay nói chung và bằng tài sản nói riêng cần đuợc xem xét duới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt chú trọng các quy định về sở hữu, về hợp đồng, các vấn đề mang tính chính sách, định huớng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự, các bên tham gia quan hệ bảo đảm, nhất là bảo vệ quyền lợi của các bên có nghĩa vụ.
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản phải đảm bảo sự thuận tiện, dễ dàng trong việc thiết lập giao dịch bảo đảm, sự rõ ràng trong việc xác định thứ tự uu tiên thanh toán của bên vay trên tài sản đuợc dùng làm bảo đảm, tính hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; trên cơ sở đó, bảo đảm đuợc nhu cầu của bên vay vốn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, cũng nhu bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng .
3.3.1.2. Chính phủ cần đưa ra các quy định về việc mua bảo hiểm cho tài
sản bảo đảm
Thông thuờng, những tài sản phải mua bảo hiểm là những tài sản có độ rủi ro cao, việc xử lý khó khăn. Trên thực tế, việc áp dụng bảo hiểm TSBĐ làm tăng chi phí vay vốn ngân hàng của khách hàng, do đó khách hàng rất ngại khi vay vốn Ngân hàng, và trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng còn rất nhiều các tổ chức tín dụng khác nên khách hàng sẽ lựa chọn tổ chức nào có cơ chế cho vay thoáng nhất. Do áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nới lỏng một số quy định trong bảo đảm tiền vay để giữ khách nên việc bảo hiểm tài sản tiền vay có nguy cơ không thực hiện đuợc. Vì vậy, chính phủ cần có văn bản quy định loại tài sản nào buộc phải mua bảo hiểm, loại tài sản nào
không, vừa bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức tín dụng, vừa tạo được sự thống nhất trên toàn hệ thống.
Đồng thời, Chính phủ cần quy định rõ mức phí áp dụng cho mỗi loại tài sản bảo đảm trên cơ sở những thông tin như: tốc độ hao mòn của tài sản, giá trị tài sản, thời hạn vay, quy mô khoản vay, tính ổn định đối với thị trường...vv, để tránh trường hợp không đồng bộ trong quy định mức phí giữa các Công ty Bảo hiểm gây khó khăn cho hoạt động của cả ngân hàng lẫn khách hàng.
3.3.1.3. Chính phủ cần đưa ra các quy định về quyền sở hữu tài sản
Vấn đề quyền sở hữu tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và xử lý TSBĐ hay chất lượng của bảo đảm tiền vay. Việc phân rõ ràng quyền sở hữu của tài sản giúp ngân hàng thuận tiện trong việc đưa ra những cách thức để quản lý tài sản c ng như tạo ưu thế cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản.
Ngày 10/4/2012, Nghị định số 11 sửa đổi Nghị định số 163 năm 2006 về giao dịch bảo đảm đã bổ sung một quy định mới. Theo đó, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên thế chấp là người được giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe. Quy định trên thực chất đã đẩy các ngân hàng vào thế bí khi thừa nhận việc nhận tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải. Bởi với cách quản lý về sở hữu tài sản phương tiện vận tải như hiện nay, với thực trạng phổ biến về mua bán trao tay dạng tài sản này và với cách xử lý của các cơ quan nhà nước liên quan khi rủi ro phát sinh, thì không có gì đảm bảo cho ngân hàng với dạng tài sản bảo đảm này. Để quản lý rủi ro một cách hiệu quả đối với loại tài sản bảo đảm này, cần có quy định nhất quán, hợp lý của các cơ quan pháp luật liên quan. Đây là những đò i hỏi cụ thể cần phải được đáp ứng để đóng góp vào chất lượng dư nợ tín dụng nói riêng và sự nghiệp phát triển nói chung của ngành ngân hàng.
3.3.1.4. Chính phủ cần đưa ra chính sách về xử lý tài sản bảo
đảm hạn chế
khó khăn của ngân hàng khi phát mại tài sản
- Thiết lập cơ chế cho vay có bảo đảm bằng tài sản như quy định thêm nhiều hình thức xử lý tài sản để các bên có thể thoả thuận lựa chọn khi ký hợp
đồng như: bên đi vay tự bán - cả hai bên cùng bán - giao cho tổ chức tín dụng
bán - uỷ quyền cho người thứ ba bán - gán nợ bằng tài sản bảo đảm ...
- Nâng cao quyền hạn và tính tự chủ của tổ chức tín dụng về việc chủ động trong bán tài sản bảo đảm khi mà tài sản không được xử lý theo hướng
tích cực để trả nợ mà không phải khởi kiện qua toà án kinh tế.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách xử lý tài sản do vướng mắc thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính (có tranh chấp giữa chủ sở hữu và ngân hàng, chủ sở hữu bỏ trốn, thủ tục hồ sơ thiếu hoàn chỉnh, tài sản bị kê biên vì liên quan đến vụ án khác đang chờ phán quyết, con nợ không hợp tác bằng cách sử dụng quyề n kháng cáo...) nhanh chóng. Muốn vậy thì CP nên có quy định:
+ Yêu cầu toà án tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến vụ án khác vì đây là những vụ kiện món nợ ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán. Phần bản án đã được thi hành không nên có hiệu lực hồi tố vì không bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng.
+ Cần có điều luật quy định việc xét xử vắng mặt vì nêú không rất khó xác định sở hữu để ngân hàng phát mại tài sản để thu nợ.
+ Thành lập cảnh sát tư pháp để cưỡng chế việc thi hành án nếu con nợ không giao tài sản cho người mua tại trung tâm đấu giá.
như những cá nhân, tổ chức làm giả giấy tờ. Đ ặc biệt với các trường hợp làm giả giấy tờ để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt cần có các biện pháp trừng phạt thích đáng.