Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 92)

Qua công tác hoạt động bảo đảm tiền vay tại một số ngân hàng thương mại quốc tế và trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, việc thành lập một bộ phận riêng biệt chịu trách nhiệm về định giá, giám sát, quản lý và xử lý tài sản bảo đảm, tách ra khỏi phòng kinh doanh, phòng tín dụng của ngân hàng là điều cần thiết. Điều này vừa tránh viêc một cán bộ tín dụng phải thực hiện quá nhiều việc, vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ vì hoạt động của họ được giám sát chặt chẽ bởi bộ phận này, ngăn chặn việc cán bộ tín dụng móc nối, câu kết với khách hàng trong thẩm định, định giá tài sản.

Thứ hai, các ngân hàng nên mua bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khoản vay, nhất là những khoản vay có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay và trong tương lai.

Thứ ba, khi xử lý tài sản thì việc chuyển nợ sang một bộ phận chuyên xử lý nợ với những cán bộ kinh doanh cấp cao sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được một số chi phí về xử lý tài sản bảo đảm, quá trình xử lý thực hiện một cách linh hoạt, góp phần tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.

Thứ tư, cần đào tạo thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, chất lượng cao, có kỹ năng, kinh nghiệm trong phân tích, thẩm định, định giá tài sản, am hiểu thị trường, tao sự chuyên môn hóa cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 trình bày sơ lược và tóm tắt những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay và chất lượng bảo đảm tiền vay trong ngân hàng thương mại. Trong đó tập trung làm rõ vào các nội dung:

• Khái niệm, vai trò, các hình thức và quá trình thực hiện bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại.

• Quan điểm, các chỉ tiêu định tính, định lượng và các nhân tố tác động tới chất lượng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại.

• Đưa ra một số kinh nghiệm trong quản lý, biện pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại một số ngân hàng thương mại quốc tế và trong nước. Từ đó rút ra bài học cho các ngân hàng Việt Nam áp dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH BẮC GIANG

2.1.1. Quá trình hình thành phát triển và mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang

NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT B ắc Giang hiện nay đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 515/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở chia tách chi nhánh NHNo&PTNT Hà Bắc (do việc chia tách tỉnh). Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm 09 huyện và một thị xã (nay là thành phố).

Những ngày đầu mới thành lập chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn với 372 cán bộ trực thuộc Hội sở tỉnh và 9 ngân hàng Nông nghiệp huyện gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng. Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh NHNo&PTNT B ắc Giang không những tồn tại, phát triển và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường. Đến 31/12/2013

NHNo&PTNT Bắc Giang có 538 cán bộ công nhân viên với 48 điểm giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh, 13 chi nhánh lo ại 3 với 34 phòng giao dịch và 1 hội sở.

Hiện nay, NHNo&PTNT Bắc Giang là ngân hàng duy nh ất trên địa bàn tỉnh có s ự phân bố đồng đều rộng khắp tới các huyện, xã trong toàn tỉnh. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghi ệp, công ty trách nhi ệm hữu hạn thuộc các thành phần kinh tế. NHNo&PTNT Bắc Giang thật sự là một chi nhánh của một ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện các chính sách ti ền tệ của Chính phủ theo phân cấp quản lý, kinh doanh t ổng hợp, có xu hư- ớng mở rộng tất cả các dịch vụ tài chính- ngân hàng tới mọi đối tượng khách hàng.

Nhờ hoạt động ngày càng có hi ệu quả, uy tín của NHNo&PTNT Bắc Giang ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT Bắc Giang đã có những đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng kể cả về huy động vốn và cho vay, đáp ứng cơ bản vê nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức

Tại Hội sở tỉnh, có 8 phòng nghiệp vụ chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc. Các phòng nghiệp vụ này có truởng phòng và một số phó phòng, có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo chức năng, theo qui định tại văn bản số 1377/HĐQT-TCCB và phối hợp với nhau để hoàn thành các mục tiêu chung của toàn ngân hàng.

Chức năng của các phòng ban:

- Phòng Kế toán ngân quỹ: có chức năng tham mưu về việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán thanh toán tài chính theo chế độ và pháp luật, tổ chức công tác hạch toán kinh doanh tiền tệ tín dụng và ngân hàng.

- Phòng Tín dụng: Có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp xúc phỏng vấn khách hàng, xem xét các thông tin có liên quan đến khoản vay, thẩm định xem xét đánh giá các thông tin liên quan đến khoản vay,.. để đưa ra mức cho vay, thời

hạn cho vay, kỳ thu nợ phù hợp với tình hình kinh doanh của khách hàng và trình giám đốc xem xét cho vay, giải ngân, theo dõ i nợ xem tình hình sử dụng

vốn của khách hàng, thu nợ, phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề để có

biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh cho ngân hàng. - Phòng kinh doanh ngoại hối: làm chủ yếu các công việc liên quan đến

thanh toán quốc tế như: chuyển tiền quốc tế, thanh toán và nhận thanh toán L/C... đồng thời tham mưu về phương hướng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

- Phòng Hành chính nhân sự: có nhiệm vụ tham mưu trong việc thực hiện các văn bản chế độ nhà nước, của ngành về tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ

kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp Giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi nghiệp vụ Ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán, trực tiếp triển khai

41

vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng đối với khách hàng. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất, nhập khẩu tại chi nhánh.

- Phòng dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về phát triển thiết kế ý tưởng sản phẩm dịch vụ mới, chương trình quảng cáo tiếp thị, mở rộng phạm vi hoạt động, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Trực tiếp tổ chức, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch Marketing của chi nhánh

- Phòng điện toán: quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh. Hướng dẫn đào tạo các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành chi nhánh.

Với mô hình tổ chức như vậy, NHNo&PTNT Bắc Giang vừa đảm bảo sự linh hoạt, kịp thời trong quá trình quản lý điều hành, sự phối hợp giữa các phòng, ban tại ngân hàng tỉnh với các chi nhánh loại ba, đồng thời tạo sự độc lập tương đối trong việc thực hiện các nhiệm vụ của từng đơn vị.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang

Chi nhánh Bắc Giang đã có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm mục đích nâng cao chất lượng kinh doanh, hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu từ các nhân tố khách quan, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN. Chính vì vậy, chi nhánh đã mở rộng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, ngày càng tạo dựng được uy tín với nhiều khách hàng . Kết quả đó thể hiện cụ thể thông qua một số nghiệp vụ của chi nhánh.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Bắc Giang

Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và 42

sự cạnh tranh gay gắp giữa các ngân hàng thương mai, chi nhánh luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt. Agribank Bắc Giang đã chủ động trong công tác tiếp thị đổi mới

phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn. Chi nhánh đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2011-2013 theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động 5.25 3 100 % 7.056 100% 8.317 100% Trong đó Không kì hạn 52 3 9,9 % 76 2 10.8 % 766 9,2 % Kì hạn <12 tháng 4.39 6 83,7 % 5.785 82% 7.02 9 84,5% Kì hạn từ 12-24 tháng 16 7" 3,2 % 27 9 4% 429’ 5,1 % Kì hạn >24 tháng 16 9 3,2 % 22 9 3,2 % 102^' 1,2 %

Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng Nguồn vốn huy động 5.253 100% 7.056 100% 8.317 100% Trong đó Dân cư 4.558 86,8% 6.491 92% 7.826 94,1 % TCTD 5 0,1% 2 0% 2 0% TCKT, TCXH 690 13,1% 563 8% 489 5,9%

(Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo&PTNT Bac Giang các năm) [8],[9],[10].

Qua bảng số liệu trên có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Bắc Giang tiến hành khá tốt với quy mô nguồn vốn tăng trưởng qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 7.056 tỷ đồng, tăng 1.803 tỷ đồng so với 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 34,3%. Tổng nguồn vốn huy động 2013 đạt 8.317 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 17,9%. Trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn; ở tất cả các kỳ hạn nguồn vốn đều có xu hướng tăng, song ở kỳ hạn >24 tháng có xu hướng giảm. Điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, từ năm 2008 đến 2011 lãi suất huy động liên tục tăng nên tâm lý người gửi tiền chỉ gửi các kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chỉ gửi tạm thời khi đang nhàn rỗi, và vẫn c ò n nhiều yếu tố tác động như lo sợ lạm phát,

43

tiền mất giá hay những biến động của những loại hàng hóa thay thế như vàng, USD, bất động sản. Lãi suất thị trường biến động thường xuyên nên đa phần dân cư vẫn tập trung vào loại tiền gửi ngắn hạn. Từ năm 2012 đến nay lãi suất huy động giảm dần, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao nên loại kỳ hạn 12-24 tháng cũng có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu tốt đối với ngân hàng vì gửi kì hạn càng dài thì tính ổn định của nguồn vốn sẽ càng cao.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2011-2013 theo đối tượng khách hàng

Số dư trọng trọng dưSố trọng Du nợ tín dụng 6.421 100 % 7.00 5 100% 7.968 100 % Trong đó Ngắn hạn 4.63 0 72,1 % 4.91 1 70,1% 5.360 67,3% Trung hạn 1.72 8 26,9 % 2.03 2 29% 2.470 31% Dài hạn 63 1 % 62 0,9% 138" 1,7 %

(Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo&PTNT Bắc Giang các năm) [8],[9],[10].

Nguồn vốn huy động từ dân cư là chủ yếu, có mức tăng trưởng nhanh và ổn định, năm 2012 là 6.491tỷ đồng tăng 1.669 tỷ so với 2011, năm 2013 là 7.826 tỷ đồng tăng 1.335 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng nguồn vốn. Nhờ đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích, triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình huy động, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2013 tăng lên so với 2012, tốc độ tăng trưởng 20,6%. Tiền gửi của tổ chức tín dụng (tiền gửi thanh toán của Ngân hàng Chính sách xã hội) chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2012 và 2013 giảm, số dư c ò n 2 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội năm 2012 chiếm tỷ trọng 8%

44

tổng nguồn vốn. Sang năm 2013 loại tiền gửi trên chiếm 5,9% tổng nguồn vốn, giảm 75 tỷ đồng so với năm 2012. Trong năm 2013 chi nhánh đã tăng cuờng mối quan hệ hợp tác với Kho bạc và bảo hiểm xã hôi, thuờng xuyên duy trì đuơc số du nguồn vốn khá cao, đây là nguồn vốn rất quan trọng giúp hạ thấp lãi suất đầu vào.

Tóm lại, công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Giang đã đuợc chú trọng đầu tu, đua ra các biện pháp nhanh nhạy, linh hoạt trong điều hành lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cu, bảo đảm nguồn vốn tăng truởng ổn định. Với sự biến động thất thuờng của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc chi nhánh Bắc Giang vẫn giữ đuợc mức kế hoạch huy động vốn là một thành công rất lớn.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Bắc Giang

Đối với ngân hàng thuơng mại thì sử dụng vốn cũng là hoạt động quan trọng, đây là nguồn thu nhập cho ngân hàng từ khoản lãi thu đuợc khi cho vay. Trong suốt quá trình hoạt động chi nhánh luôn nỗ lực để bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả thể hiện qua các năm nhu sau:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ qua các năm 2011- 2013

Tổng nợ xấu 121,5 1323 154,8

Tỷ lệ nợ xấu 1,89% 1,89% 1,94%

(Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo&PTNT Bac Giang các năm) [8],[9],[10].

45

Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay tăng lên qua các năm, khẳng định NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm tới mở rộng tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Năm 2012, tổng dư nợ đạt 7.005 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,1% so với 2011. Năm 2013 tổng dư nợ đạt 7.968 tỷ đồng, tốc dộ tăng trưởng 13,7% so với 2012. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn song giảm dần qua các năm do nền kinh tế phục hồi chậm, khách hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh mặc dù lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm. Năm 2013 cho vay trung hạn tăng lên chiếm 31% tổng dư nợ, cho vay dài hạn tăng từ 62 tỷ năm 2012 lên 138 tỷ vào năm 2013. Vay trung dài hạn tăng lên là do nhu cầu vay dài hạn của khách hàng tăng, và nhà nước cho chuyển 3% nguồn vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn nên nguồn cho vay trung dài hạn tăng lên. Mặt khác, lãi suất cho vay dài han cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nên các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp nói riêng luôn muốn

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh bắc giang luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 45 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w