c) Các loại L/C
1.2.1. Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế
Hiện nay các ngân hàng thương mại đều cung cấp đầy đủ các sản phẩm về thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không chỉ cung cấp đơn thuần mà đang có xu hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế cả về số lượng và chất lượng. Đó là không những thực hiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế mà còn gắn liền với các hoạt động khác để kết hợp bán chéo sản phẩm nhằm tạo hiệu quả cao hơn cho ngân hàng.
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động dựa trên cơ sở nền tảng thanh toán quốc tế để phát triển các hoạt động khác có liên quan như mua bán ngoại tệ, thẻ quốc tế, tín dụng,...
Việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế là cấp thiết do:
24
chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, đã đứng ra thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán.
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu hoặc ngân hàng có thể sử dụng uy tín của mình để đứng ra bảo lãnh cho khách hàng. Có thể nói, ngân hàng cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Nếu không có TTQT thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không thể hoạt động suôn sẻ, thuận lợi như vậy được.