Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 43)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế và luôn giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua. Vietcombank được tạp chí

Alpha Southeast Asia trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014”, được tạp chí Trade Finance trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” trong nhiều năm liền.

Vietcombank có được kết quả này là do sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhiều năm qua. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

- Kinh doanh ngoại hối:

+ Vietcombank luôn đứng đầu về mức độ đa dạng các loại tiền mặt, tiền giao dịch, các phương thức mua bán chuyển đổi ngoại tệ.

+ Ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu kiểm soát tỷ giá dao động tối đa không quá 3%.

+ Bán chéo sản phẩm: Vietcombank đã tư vấn cho khách hàng các gói tín dụng - thanh toán xuất nhập khẩu - kinh doanh ngoại tệ.

Nhờ vậy, dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng khác, nhưng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank vẫn không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012 doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng (không tính giao dịch liên ngân hàng) đạt 24,1 tỷ USD, năm 2014 đạt 28,90 tỷ USD, tăng 9,8% so năm 2013. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển.

- Mạng lưới đại lý:

Vietcombank đã thiết lập một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Điều này mang lại lợi thế về mặt quy mô giúp Vietcombank thực hiện các giao dịch trên thị trường thế giới được nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Thương hiệu Vietcombank luôn được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao bởi các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thị trường tiền tệ...Nhờ vậy, mạng lưới ngân hàng đại lý được đánh giá là một trong những thế mạnh nổi trội của Vietcombank tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các hoạt động ngân hàng quốc tế so với các ngân hàng trong nước khác. Hiện tại, hoạt động của Vietcombank được hỗ trợ bởi hơn 1.700 ngân

32

hàng đại lý trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, 2 công ty con tại nước ngoài, văn phòng đại diện tại Singapore, Paris (Pháp), Moscow (Nga), 5 công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Công nghệ hiện đại

Vietcombank luôn coi công nghệ là chìa khoá then chốt để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và quản trị hệ thống. Hệ thống công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế. Vietcombank đã triển khai dự án thay mới hệ thống Ngân hàng lõi (Core Banking) ở giai đoạn 1; Dự án trang bị hệ thống tài trợ thương mại mới cho Vietcombank ở giai đoạn khởi tạo, đấu thầu; trang bị công cụ quản trị và phân tích dữ liệu (Data Appliance) nhằm hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin (MIS); hoàn thành việc nâng cấp hệ thống máy chủ tập trung theo mô hình điện toán đám mây (Cloud computing) và trang bị phần mềm giải pháp hạn chế rủi ro cho giao dịch thẻ... Nhiều chương trình ứng dụng mới (triển khai hệ thống quản trị rủi ro cho dịch vụ thẻ, hệ thống Treasury, hệ thống chuyển giá vốn nội bộ FTP.) đang được đưa vào áp dụng trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như quản trị điều hành của ngân hàng, củng cố năng lực cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực TTQT.

- Hợp tác chiến lược

Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) - thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần. Vietcombank đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và hoạt động hợp tác kinh doanh với Mizuho cụ thể như: Tổ chức khoảng 70 phiên làm việc và các khóa đào tạo để xúc tiến Mizuho hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kinh nghiệm cho Vietcombank trên hầu kết các mảng hoạt động; triển khai các hoạt động hợp tác kinh doanh theo hướng hai bên cùng có lợi

trong các lĩnh vực nguồn vốn, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán, dịch vụ bán lẻ...Đặc biệt, tăng cường hợp tác hai bên trong việc giới thiệu các khách hàng Nhật Bản, khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch và sử dụng dịch vụ tại các chi nhánh Vietcombank. Qua đó, Vietcombank có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực TTQT.

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh yên bái luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w