Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an toàn và hiệu quả, nên hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra thông qua hệ thống ngân hàng, đồng thời hoạt động thanh toán quốc tế đã phát triển theo một tập quán thống nhất trên quy mô toàn thế giới thông qua các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau.
Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Tùy theo phương thức thanh toán, môi trường cạnh tranh và độ tín nhiệm của khách hàng mà biểu phí và mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của NHTM. Ví dụ, tại NHNo&PTNT Việt Nam, một số loại phí nhờ thu như: Phí gửi đi nước ngoài nhờ thu là 5,5 USD/bộ chứng từ, 2,2 USD/séc, thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài là 0,18% giá trị bộ
chứng từ, tối thiểu là 2,2 USD, tối đa là 220 USD, phí tra soát nhờ thu là 5,5 USD/giao dịch, phí sửa đổi nhờ thu là 5,5 USD/giao dịch.
Sự phát triển của ngoại thương sẽ kéo theo sự phát triển của thanh toán quốc tế, thu nhập từ phí dịch vụ TTQT sẽ có xu hướng ngày một tăng. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng.
Thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lănh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, TTQT còn giúp NHTM đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, hoàn thiện và dần chuyển mình trở thành ngân hàng hiện đại.
Do vậy, việc mở rộng hoạt động TTQT, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu TTQT của khách hàng là một trong những vấn đề cấp thiết của ngân hàng hiện nay.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc
tế của
ngân hàng thương mại
Các NHTM hiện nay đều xác định được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế và có chiến lược kinh doanh cụ thể để đầu tư phát triển nghiệp vụ này. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại đạt được hiệu quả như thế nào thì cần phải xem xét các chỉ tiêu đánh giá sau:
a) Các chỉ tiêu trực tiếp: - Nhóm các chỉ tiêu tuyệt đối:
+ Doanh thu từ hoạt động TTQT: Tổng các khoản thu từ dịch vụ TTQT càng cao chứng tỏ dịch vụ TTQT càng phát triển, mở rộng.
+ Lợi nhuận từ hoạt động TTQT.
Trong đó: Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT - Chi phí TTQT
26
+ Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ TTQT: Số lượng doanh nghiệp này càng lớn thì càng chứng tỏ được mức độ mở rộng dịch vụ TTQT càng cao.
+ Số vụ khiếu nại do lỗi của ngân hàng gây ra: Chỉ tiêu này cho thấy sự chính xác trong việc thực hiện các nghiệp vụ TTQT, đánh giá chất lượng hoạt động TTQT.
- Nhóm các chỉ tiêu tương đối:
+ Tỷ số “Doanh thu TTQT/tổng doanh thu ngân hàng”
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng doanh thu của ngân hàng thì doanh thu từ hoạt động TTQT chiếm bao nhiêu phần %.
+ Tỷ số “Doanh thu TTQT/tổng doanh thu dịch vụ”
Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng doanh thu dịch vụ thì doanh thu TTQT chiếm bao nhiêu phần %.
+ Tỷ số “Doanh số thanh toán của doanh nghiệp qua ngân hàng/tổng doanh số thanh toán của doanh nghiệp”.
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thanh toán của doanh nghiệp qua ngân hàng, đồng thời phản ánh sự cạnh tranh của ngân hàng trong thị trường cung cấp dịch vụ TTQT.
+ Tỷ số “Doanh số thanh toán của doanh nghiệp qua ngân hàng/tổng doanh số thanh toán của doanh nghiệp”.
Hiện nay, dịch vụ ngân hàng phát triển, hầu hết các giao dịch TTQT đều được thực hiện thông qua ngân hàng. Do đó, có thể coi doanh số TTQT thể hiện toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu.
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng về dịch vụ TTQT. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ hoạt động TTQT của ngân hàng ngày càng được mở rộng.
b) Các chỉ tiêu gián tiếp gồm:
Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT và doanh số kinh doanh ngoại tệ của NHTM qua các mốc thời gian là như thế nào.
- Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ XNK:
Đối với chỉ tiêu này cũng cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với doanh số tài trợ XNK qua các thời kỳ là như thế nào.
- Tăng cường và hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh,...) Đối với chỉ tiêu này cũng đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa
doanh số TTQT với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh ngân hàng.
- Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng:
Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với dư nợ bình quân qua các thời kỳ.
- Tăng cường nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngoại tệ):
Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, hay doanh số TTQT và số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế là như thế nào.
- Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế:
Chỉ tiêu này được thể hiện bởi thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng.
Khi đánh giá, NHTM cần phối kết hợp giữa chỉ tiêu trực tiếp - phản ánh mức độ mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng và chỉ tiêu gián tiếp - phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT để có thể có kết quả chính xác nhất về thực trạng hoạt động của ngân hàng. NHTM không những quan tâm đến việc mở rộng về số lượng khách hàng, doanh số TTQT mà phải chú trọng đến chất lượng của dịch vụ, hạn chế rủi ro trong thanh toán. Có như vậy, NHTM mới có thể nâng cao uy tín và thu về lợi nhuận ngày càng cao.
28
Môi trường kinh tế:
Quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu được cải thiện. Ngoại thương phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng cao.
Hơn nữa, quốc gia có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân
thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp là
môi trường đầu tư lý tưởng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, phát sinh các khoản thu chi, luân chuyển tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Đây
chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị luôn là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội. Tình hình chính trị ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo mới tạo cho các doanh nghiệp tâm lý yên tâm sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm kiếm thị trường mới. Nếu chính trị bất ổn như chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo hay đảo chính, biểu tình,...thì nền kinh tế trong nước sẽ bị ngưng trệ, các nhà đầu tư nước ngoài mang tâm lý hoang mang, e ngại đầu tư.
Môi trường pháp luật:
Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT bao gồm: + Luật và Công ước quốc tế.
+ Nguồn luật quốc gia.
+ Thông lệ và tập quán quốc tế.
Theo đó, hoạt động thanh toán quốc tế không những phải tuân theo những luật lệ và tập quán địa phương, mà còn chịu sự chi phối của luật lệ và tập quán quốc tế. Do đó, nếu quốc gia có nguồn luật được quy định một cách rõ ràng, cụ
diễn ra an toàn, nhanh chóng, tránh được những tranh chấp không đáng có do hiểu sai luật, hoặc có quá nhiều sự khác biệt giữa luật quốc gia và luật quốc tế.
Hơn nữa, môi trường pháp lý và bộ máy vận hành tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tình hình kinh tế trong nước cũng như thay đổi cán cân xuất nhập khẩu theo hướng tích cực.