Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 33)

động kinh

doanh.

1.3.2.1.Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên khoản mục nguồn vốn trên bảng CĐKT, chiếm khoảng 90% nguồn vốn của ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện sống còn của một ngân hàng, do hoạt động kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay, do đó một NHTM không thể tồn tại nếu không có hoạt động này và sẽ kinh doanh cầm chừng nếu không chú trọng vào huy động vốn. Do đó, hiện nay nhiều NHTM lấy tăng trưởng huy động vốn là nền tảng tăng trưởng về tổng tài sản để hướng tới sự phát triển bền vững trên mọi hoạt động.

Huy động vốn của NHTM bao gồm hoạt động huy động tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn của tổ chức, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu (nếu được sự cho phép của NHNN)..., được gọi là huy động trên thị trường 1, đây là nguồn vốn kinh doanh chính của NHTM. Ngoài ra các NHTM còn huy động vốn từ các TCTD khác, gọi là thị trường 2 hay thị trường liên ngân hàng. Hoạt động trên thị trường 2 của các NHTM chủ yếu nhằm mục đích mở rộng các quan hệ đại lý thanh toán hoặc cho vay liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên khi điều kiện thị trường cho phép, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là một kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM.

Với tầm quan trọng của huy động vốn nên công tác phân tích huy động vốn tại NHTM cũng được đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Do đó, phân tích huy động vốn bao gồm các nội dung như:

V Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường cấp 1, thị trường cấp 2); hình thức huy động (tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá); theo kì hạn, cơ cấu loại tiền ...

V Tỷ lệ biến động của nguồn tiền gửi = Độ lệch tiêu chuẩn của nguồn tiền gửi/Số dư tiền gửi bình quân trong kỳ. Tỷ lệ này phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn huy động trong kỳ phân tích.

1.3.2.2.Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Phân tích sự biến động của tài sản, cơ cấu tài sản, tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản.

S Phân tích dự trữ NHTM

Dự trữ NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN. Đây là tài sản có không sinh lời (tiền mặt) hoặc sinh lời rất ít và các NHTM luôn phải duy trì một tỷ lệ nhất định so với tài sản có để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dự trữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho ngân hàng thực hiện đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu thanh toán bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ cũng không quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.

Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi của mình tại NHNN theo quy định của NHNN nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu dự trữ thực tế nhỏ hơn DTBB, NHTM đã vi phạm quy định DTBB của NHNN. Nếu dự trữ thực tế lớn hơn DTBB, NHTM không được hưởng lãi trên số tiền dư thừa, như vậy đồng nghĩa với việc NHTM chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, gây lãng phí làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán: Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay của NHTM khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM, nhà phân tích tính toán các tài sản có động bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (trừ số dư tiền DTBB), ngoài ra còn tính đến tiền gửi không kì hạn tại TCTD khác, các giấy tờ có giá có khả năng chuyển hóa ngay thành tiền. Đây là cơ sở để tính toán hệ số khả năng chi trả của NHTM.

S Phân tích hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên nguồn vốn của NHTM, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên tài sản có. Theo Luật tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền

hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhân tố: do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng...Do đó, việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:

- Phân tích quy mô (số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có), tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng (phân loại theo kì hạn, theo ngành nghề, theo loại tiền, theo loại hình kinh tế, theo khu vực địa lý...)

- Phân tích chất lượng tín dụng (hay rủi ro tín dụng) qua các chỉ tiêu:

• Phân tích nợ quá hạn: việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Như vậy, bên cạnh việc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còn căn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởi các NHTM).

Khi phân tích nợ quá hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ trọng các nhóm nợ so với tổng dư nợ, so sánh nợ quá hạn theo ngành nghề cho vay, thành phần kinh tế cho vay. Ngoài ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5)

• Đánh giá sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo Thông tư 13 của NHNN thông qua các chỉ tiêu như: Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD...

• Giới hạn cho vay chứng khoán theo Quyết định Số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để

đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% (hai mươi phần trăm) vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

• Dự phòng rủi ro được trích lập theo QĐ 493/2005/QĐ/NHNN: việc phân tích dự phòng rủi ro được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như: Quy mô, tốc độ tăng trưởng quỹ dự phòng rủi ro, tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro; Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Dư nợ cho vay bình quân...

S Phân tích hoạt động đầu tư

Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tài sản có. Tuy không phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai mà các NHTM hướng đến, và cũng nhằm phân tán rủi ro tránh đầu tư toàn bộ vào hoạt động tín dụng. Không chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, đầu tư còn có mục đích dài hạn hơn là thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn của NHTM.

Hoạt động đầu tư có thể chia làm 3 nhóm: đầu tư vào chứng khoán an toàn nhưng khả năng sinh lời thấp như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu công ty...; đầu tư vào chứng khoán có khả năng có khả năng sinh lời cao nhưng hàm chứa nhiều rủi ro mạo hiểm như cổ phiếu công ty; đầu tư nhằm thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn như đầu tư vào công ty con, mua sắm tài sản cố định...

Khi phân tích hoạt động đầu tư của NHTM, nhà phân tích cần chú ý các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản;

- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định phải đảm bảo quy định của NHNN là không quá 50% vốn tự có cấp 1;

- Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần dài hạn của NHTM không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

- Phân tích tỷ trọng đầu tư theo 3 nhóm như trên để đánh giá mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị (an toàn hay lợi nhuận), từ đó đánh giá mức độ rủi ro cũng như hiệu quả đầu tư của NHTM.

- Phân tích dự phòng giảm giá chứng khoán: Dự phòng giảm giá chứng khoán nếu được trích lập đủ sẽ thể hiện được một khoản lỗ mà NHTM sẽ phải chịu

nếu bán chứng khoán đó theo giá trị hiện tại của thị trường, đồng thời là khoản bù đắp cho NHTM trong tương lại khi chứng khoán bị mất giá.

V Phân tích hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động liên ngân hàng bao gồm các hoạt động cho vay, gửi tiền tại các NHTM khác (bên tài sản có), hoặc đi vay, nhận gửi tiền từ các NHTM khác (bên tài sản nợ). Một NHTM thừa vốn đều có thể thông qua thị trường liên ngân hàng để gửi tiền hoặc cho vay qua đêm với lãi suất cao. Hoặc khi gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản, thông qua thị trường liên ngân hàng, các NHTM có thể vay “nóng” trực tiếp từ các ngân hàng khác một cách nhanh chóng. Do đó, phân tích hoạt động liên ngân hàng cần tập trung phân tích quy mô, tỷ trọng của hoạt động liên ngân hàng so với tổng tài sản để biết xem NHTM có dành nhiều vốn vào kênh sinh lời này không. Đồng thời phân tích tình hình thị trường để biết được hiệu quả sử dụng vốn của NHTM cũng như mức độ khó khăn về thanh khoản của NH.

Kinh doanh ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ chính của NHTM. Kinh doanh ngoại tệ của các NHTM bao gồm các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay (spot), giao dịch kì hạn (Forward), giao dịch hoán đổi (Swap), giao dịch quyền chọn (Options) giao dịch tương lai (Futures). Hiện nay các NHTM VN chủ yếu thực hiện hoạt động giao ngay, kì hạn, quyền chọn và hoán đổi. Nghiệp vụ Futures gần như chưa có ngân hàng nào thực hiện. Phân tích nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nhà phân tích thường phân tích về doanh số mua bán từng ngoại tệ trong kì.

S Phân tích các hoạt động dịch vụ khác.

Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh của NHTM còn gắn liền với các nghiệp vụ ngoại bảng khác như bảo lãnh, mở thư tín dụng... Các hoạt động này là những cam kết mà NHTM đưa ra về việc thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong tương lai. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng kinh tế thì NHTM là người đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện cam kết đó. Do đó, mặc dù đây là một hoạt động chưa phát sinh dòng tiền thực tế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai. Khi khách hàng không thực hiện cam kết thì rủi ro hoàn toàn thuộc về NHTM. Việc phân tích các hoạt động

ngoại bảng là hết sức cần thiết để đánh giá được quy mô và mức độ rủi ro mà NHTM có thể gặp phải.

1.3.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Trong hoạt động của NHTM, nguồn vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó sự cân đối cũng như phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn là một bài toán kinh doanh đối với các nhà quản trị. Mối quan hệ đó được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

S Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay:

- Nguồn vốn huy động (sau khi trừ dự trữ bắt buộc, tồn quỹ tiền mặt) ≥ cho vay;

- Tỷ lệ tín dụng khách hàng/tiền gửi khách hàng: thể hiện khả năng cho vay của một đồng vốn huy động được. Tỷ lệ này đạt khoàng 80% là tương đối tốt, và còn tùy thuộc vào tình hình huy động vốn và cho vay từng thời kỳ;

- Tỷ lệ giữa tín dụng dài hạn/vốn huy động dài hạn đạt 100%, nhằm đảm bảo sự cân đối đầu vào đầu ra và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

S Nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định và góp vốn đầu tư dài hạn là từ vốn tự có và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, xét các tỷ lệ:

- Số dư tài sản cố định ≤ 50% Vốn tự có cấp 1;

- Trong tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác và góp vốn, mua cổ phần của công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng vào các công ty trực thuộc ko được vượt quá 25%.

S Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

- Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn không quá 40% nguồn vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w