Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Một số rủi ro chủ yếu mà mỗi ngân hàng phải đối mặt bao gồm:
Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng, bao gồm: Rủi ro do không hoàn trả đúng hạn và rủi ro do không có khả năng trả nợ.
Chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng:
S Tỷ lệ nợ quá hạn
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của NH, phản ánh mức độ cho vay của NH đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100 (1-11) Tổng dư nợ
S Tỷ lệ nợ xấu
Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của NH được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = --- x 100 (1-12)
Tổng dư nợ
Ngoài ra, còn có thể phân tích một số chỉ tiêu: S Tỷ lệ nợ quá hạn ròng
Nợ quá hạn ròng = Nợ quá hạn - DPRR tín dụng.
Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù đắp cho nợ quá hạn của NH-
Nợ quá hạn - DPRR tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn ròng = --- x 100 (1-13) Tổng dư nợ - DPRR tín dụng
về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn. Mặt khác tỷ lệ này càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao. Do đó, tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù đắp cho nợ xấu của NH.
Nợ xấu - DPRR tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu ròng = --- x 100 (1.14) Tổng dư nợ - DPRR tín dụng
về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu. Mặt khác tỷ lệ này càng thấp thì khả năng bù đắp tổn thất càng cao. Do đó, tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
S Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng
Tỷ lệ này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro từ hoạt động tín dụng.
DPRR tín dụng
Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng = —-J---—J--- ---x 100 Tổng dư nợ /Tổng dư nợ
trích dự phòng/Nợ xấu (1.15) Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả dụng (cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản.
- Các ngân hàng luôn đối mặt với vấn đề thanh khoản hàng ngày trong hoạt động kinh doanh của mình do đó có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời khi cần thiết.
Neu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, mức độ nhẹ sẽ là giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng. Trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập.
Bởi vậy, việc quản lý rủi ro thanh khoản trở thành một nhiệm vụ thường xuyên và cần thiết đối với các NHTM. Để quản lý thanh khoản một cách hiệu quả, nhà quản trị ngân hàng cần thực hiện một số phương pháp sau:
- Lập bản báo cáo thanh khoản ròng: bản báo cáo này ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng đã sử dụng đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản.
- Hệ thống các chỉ tiêu thanh khoản:
• Tỷ lệ tín dụng/tiền gửi: tỷ lệ này thể hiện mức độ NHTM sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay. Tỷ lệ này quá cao tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong tuơng lai khi nguời gửi tiền rút tiền truớc hạn trong khi ngân hàng lại chua thu hồi đuợc tiền cho vay.
• Tỷ lệ du nợ tín dụng/tổng tài sản: vì tín dụng đuợc xem là tài sản ít thanh khoản nhất, do đó chỉ tiêu này cảng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản.
• Tỷ lệ (tiền mặt+tiền gửi đến hạn tại các TCTD khác)/Tổng tài sản có: chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán tiền mặt tức thời của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao hàm ý ngân hàng có tính thanh khoản càng tốt.
• Tỷ lệ chứng khoản Chính phủ/Tổng tài sản có: chứng khoán Chính phủ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng đuợc xem là càng thanh khoản.
• Theo TT 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì “TCTD phải thuờng xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đối với từng đồng tiền, vàng nhu sau:
Tỷ lệ tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản "Có" thanh toán ngay và Tổng nợ phải trả.
Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng EURO, đồng Bảng Anh,và đồng Đô La Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đuợc quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày).
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị truờng biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trung của bất kỳ một ngân hàng thuơng mại nào. Kỳ hạn và mức độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tu thuộc tài sản có thuờng không cân xứng với các chứng
khoán sơ cấp trong danh mục tài sản nợ. Sự không cân xứng này làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị truờng biến động.
Các loại rủi ro lãi suất: - Rủi ro làm giảm thu nhập
- Rủi ro làm giảm giá trị của tài sản.
NHTM có thể luợng hóa rủi ro lãi suất thông qua mô hình định giá lại nhu sau:
Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu đuợc từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định
Để luợng hóa rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại, các NHTM lập báo cáo định kỳ chênh lệch giữa tài sản có rủi ro lãi suất và tài sản nợ rủi ro lãi suất theo các kỳ hạn nhu đến 1 tháng, từ 1 đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng, từ 6 đến 12 tháng, từ 1 đến 2 năm, từ 2 đến 5 năm và trên 5 năm. Kỳ hạn ở đây đuợc hiểu là kỳ thay đổi lãi suất của tài sản theo lãi suất thị truờng. Điều đó có nghĩa là nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áp mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Trên cơ sở chênh lệch giữa toàn bộ tài sản có rủi ro lãi suất và tài sản nợ rủi ro lãi suất tính đuợc cho từng kỳ hạn, nhà quản trị có thể xác định đuợc sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi, cụ thể nhu sau:
Gọi ΔNIIi = Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của kì hạn i
GAPi = Chênh lệch giá trị giữa tài sản có rủi ro lãi suất và tài sản nợ rủi ro lãi suất (giá trị ghi sổ) của kì hạn I, còn gọi là khe hở nhạy cảm lãi suất
ΔRi = Mức thay đổi lãi suất của kì hạn i
Ta có : ΔNIIi = GAPi x ΔRi = (RSAi - RSLi) ΔRi
Trong đó, RSAi là số du ghi sổ của tài sản rủi ro lãi suất ở kỳ hạn i, RSLi là số du ghi sổ của tài sản nợ rủi ro lãi suất kỳ hạn i
Trong thực tế, nhà quản trị ngân hàng thuờng tính toán chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo phuơng pháp tích lũy của nhiều kỳ hạn khác nhau, và kỳ hạn tích lũy phổ biến nhất là đến 1 năm. Từ đó, ta có công thức tính chênh lệch tích lũy-Cumulative Gaps (CGAPi)
CGAP1 = ∑ GAPi (t là kỳ hạn thay đổi lãi suất, t lấy các kỳ hạn như đến 1
i = 0
tháng, từ 1 đến 3 tháng,..., từ 6 đến 12 tháng)
Nếu ΔRi là tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản có và tài sản nợ, mô
hình định giá lại cho ta biết rằng mức thay đổi thu nhập lãi suất ròng trong năm tới sẽ là:
ΔNIIi = CGAP1 x ΔRi
Chênh lệch CGAPi càng lớn thì rủi ro lãi suất càng cao. Nếu CGAPi = 0 hay RSA/RSL = 100%, thì ngân hàng gần như không có rủi ro lãi suất, tuy nhiên với mục tiêu lợi nhuận, thì các ngân hàng thường duy trì một tỷ lệ chênh lệch RSA/RSL = 80% - 120%, là một tỷ lệ rủi ro lãi suất có thể chấp nhận được nhưng vẫn đảm bảo cơ hội sinh lợi nhuận cho ngân hàng.
Ngoài ra còn có mô hình thời lượng và mô hình kỳ hạn đến hạn. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH đối mặt với sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Sự không cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có xuất hiện khi ngân hàng đang ở trạng thái trường ngoại tệ (Tài sản có ngoại tệ> tài sản nợ ngoại tệ), hoặc đoản ngoại tệ (Tài sản có ngoại tệ < Tài sản nợ ngoại tệ). Trạng thái ròng đối với một ngoại tệ được tính như sau :
Trạng thái ròng (i) = Trạng thái nội bảng (i) + Trạng thái ngoại bảng (i)
= [Tài sản có ngoại tệ (i) - Tài sản nợ ngoại tệ (i)] + [Doanh số mua vào (i)- Doanh số bán ra (i)]
Trong đó: (i) là thứ tự ngoại tệ
Khi ngân hàng ở trạng thái trường ngoại tệ : nếu ngoại tệ tăng giá thì ngân hàng lãi, nếu ngoại tệ giảm giá ngân hàng lỗ. Khi ngân hàng ở trạng thái đoản ngoại tệ : nếu ngoại tệ tăng giá thì ngân hàng lỗ, nếu ngoại tệ giảm giá ngân hàng sẽ có lãi.
Trạng thái ngoại hối trường (hoặc đoản) càng lớn thì cơ hội sinh lãi càng cao nhưng cũng tỷ lệ thuận với rủi ro càng lớn. Do đó, để kiểm soát rủi ro tỷ giá đòi hòi NHTM luôn kiểm soát trạng thái ngoại tệ và nên duy trì ở mức chênh lệch không
Theo QĐ 1081/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 07/10/2002, quy định: Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa cuối ngày không được vượt quá 30% VTC của TCTD.
Rủi ro hoạt đông
Rủi ro hoạt đông, còn được gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành, là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt đông của ngân hàng nhưng lại khó lường nhất. Trong những năm qua, các (NHTM) Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt đông, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài sản của NHTM.