1.4.1.Ỷngĩũa của tổ chứcphân tích báo cáo tài chính
Tổ chức phân tích tài chính là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính phù hợp với từng loại phân tích, phù hợp với từng doanh nghiệp.
Thông qua phân tích hoạt đông tài chính giúp cho việc ra quyết định cho việc họat đông kinh doanh phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng.
Tổ chức phân tích tài chính giúp việc kiểm soát trực tiếp của ban quản lý cấp cao thông qua kết quả phân tích có các chính sách, quyets định đúng đắn nhăm mở rông và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tổ chức phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bô phận khác nhau dựa vào chức năng quản lý, có ý nghĩa cung cấp thông tin cho các bô phận theo sự phân quyền, trách nhiệm và ra quyết định đối với hoạt đông tài chính trong phạm vi được giao.
1.4.2.Nội dung tổ chứcphân tích báo cáo tài chính
Để phân tích tài chính thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chính phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt đông, cơ chế quản lý tài chính và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng, thường được tiến hành qua các giai đoạn sau:
V Giai đoạn chuẩn bị phân tích là môt khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích hoạt đông tài chính. Công tác
chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phân tích.
Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tích (Ban giám đốc hay toàn thể người lao động). Đặc biệt, trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ loại hình phân tích được lựa chọn. Tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, có thể kể ra một số loại hình phân tích chủ yếu sau:
Dựa vào phạm vi phân tích, phân tích tài chính được chia thành phân tích toàn bộ (phân tích toàn diện) và phân tích bộ phận (phân tích chuyên đề).
Dựa vào thời điểm tiến hành phân tích hoạt động tài chính, phân tích tài chính được chia thành phân tích dự đoán, phân tích thực hiện và phân tích hiện hành.
Dựa vào thời điểm lập báo cáo phân tích, phân tích tài chính được chia thành phân tích thường xuyên và phân tích định kỳ.
Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu về tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện .v.v nhằm sử dụng để phân tích.
S Giai đoạn thực hiện phân tích được thực hiện theo trình tự sau: - Đánh giá chung (khái quát) tình hình:
Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với kỳ gốc. Từ đó, xác định chính xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.
- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích:
Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Những nguyên nhân mà các nhà phân tích có thể tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố. Vì thế, sau khi đã xác định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ vận dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế...) để xác định mức độ ảnh hưởng và phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu. - Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Trên cơ sở kết quả tính toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.
V Giai đoạn kết thúc phân tích:
Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tích. Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành viết báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích trước những người quan tâm (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông...) và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
Ket luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về NHTM, các đặc điểm ảnh hưởng đến tình hình tài chinh của NHTM; Đồng thời thiết lập hệ thống phân tích tài chính, các phương pháp cùng hệ thống các chỉ số phân tích tài chính. Trên cơ sở đó đã xây dựng được cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá thực trạng về phân tích tài chính của Agribank ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)
2.1. Tổng quan về Agribank
2.1.1.Lịch sửĩùnh thành, phát triển và đặc điểm kinh doanh của Agribank
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHNo&PTNT VN) được thành lập năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 05/10/2010, Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 2339/QĐ-NHNN về việc “Chuẩn y việc thay thế Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Ngân hàng và vốn của Ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp khác; thực hiện tốt các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao;
Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính, ngân hàng, kinh doanh đa năng, công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam; khẳng định thương hiệu, uy tín trong khu vực và quốc tế.
2.1.2.Tổ chức hoạt động tại Agribank
Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
2.1.3.Hoạt động của Agribank
2.1.3.1. Hoạt động Ngân hàng thương mại
V Huy động vốn bao gồm: nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn; các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước.
V Hoạt động tín dụng:
Agribank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức sau: cho vay; bảo lãnh; cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật; chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
V Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:
- Agribank mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Agribank tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
V Các dịch vụ ngân hàng thương mại khác.
2.1.3.2. Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư
Agribank thực hiện hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dưới hình thức trực tiếp và/hoặc gián tiếp theo quy định của pháp luật bao gồm các loại hình sau:
- Đầu tư tài chính;
- Đầu tư, kinh doanh giấy tờ có giá, chứng khoán;
- Góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, dự án; đầu tư vốn vào các công ty trực thuộc; các hình thứ góp vốn hoặc đầu tư vốn khác theo quy định của pháp luật;
- Các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3.3. Hoạt động Bảo hiểm
Agribank được lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm và được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, bao gồm: bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm phi nhân thọ; tái bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
- Các sản phẩm dịch vụ tài chính phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
- Các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng, đầu tư theo quy định của pháp luật
- Agribank được cho thuê các tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của Agribank theo quy định tại Nghị định 146/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật, bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.
- Thực hiện các hoạt động khác theo pháp luật.
2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Agribank
2.2.1.Khái quát công tácphân tích báo cáo tại Agribank
2.2.1.1. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Agribank
Đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu cần thiết khách quan không thể thiếu trong công tác quản lỳ, điều hành của nhà quản trị ngân hàng. Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính là công cụ hữu hiệu cho việc hoạch định và điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh, phục vụ tốt cho việc ra quyết định quản lý. Nhận thấy rõ ý nghĩa của công tác phân tích báo cáo tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT VN, Tổng giám đốc Ngân hàng đã có văn bản quy định về “thực hiện phân tích báo cáo tài chính”. Theo đó:
a. Ban Tài chính kế toán - Ngân quỹ thực hiện phân tích báo cáo tài chính, cụ thể: - Hàng tháng thực hiện các chỉ tiêu phân tích nhanh báo cáo tài chính toàn ngành.
- Hàng quí, 6 tháng, năm thực hiện phân tích báo cáo tài chính toàn ngành.
Các báo cáo phân tích được gửi đến Ban lãnh đạo Agribank và cung cấp cho các Ban: Kiểm soát HĐQT, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Ủy ban rủi ro và các Ban, Phòng khác khi có yêu cầu.
S Trung tâm công nghệ thông tin phối hợp với Ban Tài chính xây dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính.
S Ban Tài chính Kế toán - Ngân quỹ cung cấp các báo cáo tài chính toàn ngành và các đơn vị thành viên hàng tháng, quý, năm theo quyết định 16/2007/QĐ- NHNN.
S Ban Kế hoạch tổng hợp cung cấp kế hoạch kinh doanh khi được phê duyệt. S Ban Đầu tư, Ban Tín dụng, TTPNXLRR, Ban Quan hệ quốc tế, Ban Dự báo thống kê... phối hợp phân tích danh mục đầu tư, tín dụng, hệ số khả năng chi trả, hệ số an toàn vốn tối thiểu....
b.Tại các đơn vị thành viên
- Giám đốc các đơn vị thành viên chủ động tổ chức công tác phân tích tài chính theo tháng, quý, 6 tháng, năm nhằm phục vụ công tác quản trị điều hành tại đơn vị.
- Gửi báo cáo phân tích tài chính 6 tháng đầu năm và báo cáo phân tích tài chính năm về Ban Tài chính kế toán - Ngân quỹ.
- Các đơn vị hạch toán độc lập: căn cứ lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của đơn vị để tham khảo và có phương pháp phân tích cho phù hợp.
- Đối với phân tích tháng, nội dung phân tích nên nhấn mạnh phân tích các chỉ tiêu: quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động; chất lượng tín dụng; chất lượng các khoản đầu tư; phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán; phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với phân tích quý, 6 tháng, năm thực hiện phân tích tổng thể tất cả các khoản mục theo quy định.
Các cá nhân và đơn vị chịu trách nhiệm bảo mật số liệu tài chính theo quy định.
2.2.1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Agribank
Phân tích theo phương pháp trực tiếp: So sánh, phân tích tỷ lệ.
So sánh, đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các chỉ tiêu, xác định nguyên nhân cụ thể.
2 3.19% %
2.2.2.Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Agribank 222.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Agribank
S Phân tích tổng quát tình hình tài sản - nguồn vốn (Chi tiết tại phụ lục 01- Tăng trưởng tài sản - nguồn vốn của Agirbank).
Tổng tài sản (nguồn vốn) liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2010, cụ thể: năm 2009 tăng 20% so với năm 2008, tương đương tăng 80.451 tỷ đồng; đến năm 2010 tăng 12% so với năm 2009, tương đương tăng 55.700 tỷ đồng. Như vậy quy mô hoạt động của Agribank có xu hướng mở rộng trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.
- Tuy nhiên, về tài sản, khoản mục cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010, nền kinh tế vừa thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế