2.2.2.Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Agribank 222.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Agribank
S Phân tích tổng quát tình hình tài sản - nguồn vốn (Chi tiết tại phụ lục 01- Tăng trưởng tài sản - nguồn vốn của Agirbank).
Tổng tài sản (nguồn vốn) liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2010, cụ thể: năm 2009 tăng 20% so với năm 2008, tương đương tăng 80.451 tỷ đồng; đến năm 2010 tăng 12% so với năm 2009, tương đương tăng 55.700 tỷ đồng. Như vậy quy mô hoạt động của Agribank có xu hướng mở rộng trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.
- Tuy nhiên, về tài sản, khoản mục cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010, nền kinh tế vừa thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, làm hưởng đến khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung, Agribank nói riêng làm hạn chế khả năng cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước. Do đó, tốc độ tăng năm 2010 so với năm 2009 chỉ đạt 17% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 (25%). Tiền gửi tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm, năm 2009 tăng 49% (tương đương 7.048 tỷ đồng) so với năm 2008, năm 2010 tăng 91% (tương đương 19.433 tỷ đồng) so với năm 2009. Các khoản mục đầu tư chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư dài hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 do tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng đến năm 2010, các khoản đầu tư này lại tăng trở lại.
- về nguồn vốn, vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi khách hàng. Năm 2010 tăng 18% so với năm 2009, tốc độ tăng của năm 2010 lớn hơn 7% so với năm 2009. Agribank đã vướt qua khó khăn của suy thoái kinh tế 2009, nguồn vốn huy động 2010 đã tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của tín dụng. Như vậy, ngân hàng vẫn phải tìm kiếm những nguồn khác để đáp ứng nhu cầu đầu tư, như vay Chính phủ, NHNN; phát hành giấy tờ có giá; vay tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác. Những nguồn vốn khác này thường phải trả phí cao hơn và kém ổn định.
- Vốn chủ sở hữu của Agribank năm 2010 tăng 91% (10.423 tỷ đồng) so với năm 2009. Trong đó, vốn điều lệ của Agribank được Nhà nước cấp thêm 9.803 tỷ đồng.
- về các tỷ lệ đảm bảo an toàn:
• Tỷ lệ khả năng chi trả ngay tính đến thời điểm 31/12/2010 là 9,21% thấp hơn so với quy định là 5,79%.
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 6,15% thấp hơn so với quy định là 2,85%.
• Cấp tín dụng từ nguồn huy động là 87,3% cao hơn so với quy định là 7,3%. Hầu hết các tỷ lệ bảo đảm an toàn chưa đạt so với quy định của NHNN, NHNo đang thực hiện cơ cấu tài sản Nợ, tài sản Có để đáp ứng các tỷ lệ an toàn.
Như vậy, tổng tài sản và nguồn vốn tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên cá tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của NH chưa đạt yêu cầu, tiềm ẩn rủi ro cao.
- về tình hình tài chínhBảng 2.1 - Tổng quát về tình hình tài chính agribank
% 0,10% Lợi nhuận sau thuế 2.028.60
2 2.095.382 2.007.912 3.19- %4.36 Tỷ lệ khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE) 8,05
với năm 2008. Kết quả trên cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Agribank không cao. Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt thấp.
Như vậy, qua phân tích khái quát về hoạt động kinh doanh của Agribank, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Agribank có mở rộng qua các năm nhưng chưa phát huy được hết tiềm lực của mình. Điều này được thể hiện rõ qua quy mô tổng tài sản có liên tục tăng, vốn tự có, nguồn vốn huy động và cho vay khách hàng cũng tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận thấp.
2.2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh
doanh tại Agrbank
Hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 465.173 tỷ đồng tăng 30.842 tỷ đồng (tăng 7.1%) so với năm 2009 (Chi tiết theo phụ lục 02 - Cơ cấu nguồn vốn Agribank). Nguồn vốn huy động luôn có xu huớng tăng, thể hiện biểu duới đây:
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Biểu 2.1 - Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2008-2010
Agribank huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cu và tổ chúc kinh tế. Năm 2008, khoản mục này chiếm 75% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 tỷ trọng này có giảm xuống 69%, nhung đến năm 2010 tiền gửi dân cu lại tăng trở lại 73% trong tổng nguồn.
N Nếu phân loại theo kỳ hạn ta có biểu sau:
□ Tiền gửi KKH
□ Tiền gửi CKH<12 Tháng □ Tiền gửi CKH >= 12 Tháng
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Theo Biểu 2.2, nguồn vốn huy động từ của Agribank bao gồm KKH, CKH<12 Tháng, CKH >= 12 Tháng. Trong đó, tiền gửi không kì hạn chiếm khoảng 20% tổng huy động từ tiền gửi dân cu, trong đó chủ yếu là tiền gửi tổ chức kinh tế. Nguồn vốn không kì hạn mặc dù không bị ràng buộc về thời gian rút nhung qua nghiên cứu số du bình quân của tiền gửi không kì hạn trong năm thì biến động không nhiều. Nhu vậy có thể xem đây là một nguồn vốn khá ổn định và ít bị ảnh huởng về lãi suất, đặc biệt chi phí huy động lại rất thấp (3%/năm). Tỷ trọng nguồn vốn này tại Agribank tuơng đối cao so hệ thống Ngân hàng Việt nam, đây cũng là một lợi thế của Agribank về huy động nguồn vốn này và đó cũng là một trong các yếu tố quan trọng để mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Tiền gửi có kì hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,6%, trong tổng huy động từ tiền gửi. Tăng 25,5% so với năm 2009 (tuơng đuơng 51,375 tỷ đồng). Tiền gửi có kì hạn >= 12 chiếm 26,7% trong tổng nguồn vốn, giảm 10,83% so với năm 2009. Năm 2010, nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục biến động, sự chạy đua lãi suất của các Ngân hàng, có Ngân hàng áp dụng mức lãi suất lên tới 22% năm cho tiền gửi tiết kiệm. Song Agribank vẫn giữ mức lãi suất đảm bảo theo chính sách tiền tệ của nhà nuớc (cao nhất là 14,006%). Giữ đuợc đà tăng truởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động có kỳ hạn <= 12 tháng là thành quả của Agribank.
Nguồn huy động của Agribank từ nhiều đối tuợng khác nhau, nhung vẫn chủ yếu là huy động khách hàng, chiếm đến 90% trong tổng nguồn huy động.
V Cơ cấu theo đối tuợng huy động
□ Nguồn vốn vay NHNN
□ Tiền gửi và vay TCTD
□ Huy động khách
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tài sản Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 7.968.83 9 % 1.5 7.295.514 %1.5 5 7.536.84 % 1.9 Tiền gửi tại NHNN VN 12.141.15
6 2.3 % 34.162.74 1 7.1 % 28.433.901 7.1 % Tiền gửi tại các TCTD khác 40.766.97
2 7.6 % 21.333.60 7 4.4 % 14.285.230 3.6 %
Do Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng, nguồn tiền gửi từ khách hàng được coi là nguồn vốn tương đối ổn định, chi phí thấp. Bên cạnh đó, Agribank còn huy động vốn bằng UTĐT, vay TCTD khác, vay vốn NHNN. Nguồn vốn khác này, có chi phí huy động cao lại ko ổn định nên Agribank cố gắng giữ tỉ trọng từ các nguồn này thấp (10% trong tổng nguồn vốn huy động).
Mặc dù nền kinh tế khó khăn, Agribank lại đảm nhiệm vai trò quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Nhưng Agribank luôn đảm bảo cho nguồn vốn huy động tăng trưởng với cơ cấu đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao. Lãi suất đầu vào bình quân đạt 9,8%/năm, lãi suất đầu ra đạt 13,83%, chênh lệch lãi suất ròng đạt 4,03%/năm, tăng 1,03% so với năm 2009.
Theo Biểu 2.3, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Tỉ trọng này có tăng liên tục trong 3 năm 2008-2010 nhưng tăng rất nhẹ. Cụ thể: năm 2010 là 5,7%, năm 2009 là 4,1%, năm 2008 là 4,4%. Năm 2010, vốn điều lệ được NSNN cấp thêm 9.803 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 91% so với năm 2009, tổng vốn chủ sở hữu tăng 54% so với năm 2009. Tuy vậy, tỉ lệ CAR của Agribank vẫn chỉ đạt 6,15%, thấp hơn quy định của Nhà nước. Tỉ lệ CAR thấp nhất trong các Ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam. Ta có thể lý giải điều này như sau: Agribank chủ yếu cho vay Nông nghiệp Nông thôn nông dân - lĩnh vực hoạt động có tỷ suất lợi nhuận không cao so với lĩnh vực khác. Tổng tài sản có rủi ro rất lớn, khoảng 470.000 tỷ đồng vào 31/12/2010, trong khi nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của NHNo còn rất hạn chế (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro trung bình khoảng 15%/năm. Vốn Ngân sách Nhà nước cấp còn hạn chế nên Agribank đề nghị Nhà nước cấp thêm vốn điều lệ.
b. Tài sản
Bảng 2.2 - Cơ cấu tài sản giai đoạn 2008-2010 của Agribank
Cho vay khách hàng 421.559.02 5 78.6% 361.739.747 75.2% 7 288.940.82 72.1% Chứng khoán đầu tu 31.633.33 4 % 5.9 7 33.674.73 %7.0 42.646.385 10.6% Góp vốn, đầu tu dài hạn 3.024.14 3 % 0.6 797.921 %0.2 962.463 % 0.2 Tài sản cố định 5.153.80 7 1.0 % 4.447.805 0.9 % 3.938.56 6 1.0 % Bất động sản đầu tu - 0.0 % 7.637 0.0 % - 0.0 % Tài sản có khác 14.115.23 8 2.6 % 17.257.51 5 3.6 % 13.688.406 3.4 % Tổng tài sản 536.637.49 0 480.937.045 3 400.485.18
Nhìn vào Bảng 2.2, ta dễ dàng nhận thấy, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Agribank. Tỷ trọng này liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2010. Tỷ trọng cho vay khách hàng năm 2008 là 71,2%, năm 2009 tăng lên 75,2%, năm 2010 là 78,6%. Không chỉ tăng về mặt tỷ trọng và số tuyệt đối, theo biểu 2.1: về cho vay khách hàng cũng liên tục tăng, năm 2009 tăng 72.798 tỷ đồng (tuơng đuơng 25%) so với năm 2008, đến năm 2010 tăng 59.819 tỷ đồng (tuơng đuơng 17%) so với năm 2009. Tốc độ tăng 2010 chậm hơn năm 2009 là do lãi suất cho vay năm 2010 cao hơn so với năm 2009, các doanh nghiệp khó khăn nên không đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng.
Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Nợ đủ tiêu chuẩn 85,9 % 98 368.0 % 85,6 314.897 86,1% 253.652 Nợ cần chú ý 10,4 % 44.515 % 11,8 43.576 11,2% 32.945 Nợ duới tiêu chuẩn 0,7
% 45 3.0 % 0,9 3.234 % 1,0 05 3.0 Nợ nghi ngờ 0,8 % 3.2 66 0,7 % 2.521 0,9 % 2.51 8 Nợ có khả năng mất vốn 2,2 % 9.6 00 1,0 % 3.856 0,8 % 2.37 9 Tổng cộng 428.5 25 368.085 294.499 Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Biểu 2.4 - Tăng trưởng cho vay nền kinh tế giai đoạn 2008-2010
N Cơ cấu kỳ hạn nợ:
Năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất 60,6%, nợ trung hạn chiếm 28,4%, dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 11%.
□ Nợ ngắn hạn □ Nợ trung hạn □ Nợ dài hạn
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Biểu 2.5 - Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn năm 2010
N về cơ cấu ngành nghề:
□ Nông lâm nghiệp và thủy sản □ Sản xuất và chế biến □ Thương mại và dịch vụ □ Xây dựng
□ Ngành khác
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Biểu 2.6 - Cơ cấu hoạt động tín dụng theo ngành nghề của Agribank
Theo Biểu 2.5, cơ cấu ngành nghề cho vay của Agribank đa dạng và đồng đều. Ngay từ những tháng đầu năm 2010, Hội đồng quản trị đã đề ra định huớng và những giải pháp để Agribank thực hiện phuơng châm đẩy mạnh vốn đầu tu có chọn lọc, uu tiên đủ vốn cho các chuơng trình trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn nhu: Thu mua luơng thực, cà phê, cá tra, cá Basa, sản xuất mùa vụ... theo nghị định 41/NĐ-CP. Vì vậy cơ cấu tín dụng cho vay Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,5% trong tổng du nợ cho vay nền kinh tế, lớn thứ hai sau cho vay thuơng mại và dịch vụ.
V về cơ cấu theo nhóm nợ:
Bảng 2.3 - Phân loại nợ tín dụng
Chỉ tiêu Dự nợ cho vay Dự phòng cụ thể Dự phòng Chung Dự phòng Sử dụng Dự phòng Năm 2009 0 370.95 0 3.81 2.736 6.546 4.123 Năm 2010 2 416.70 3 4.38 3.072 7.455 2.327 09 - 10 2 45.75 573 336 909 6) (1.79 Tỷ lệ % 12,3 15,0% 12,3% 13,9% 43,6% -
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
50
Tỷ trọng các nhóm nợ không thay đổi nhiều qua các năm. NQH (khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) chiếm tỷ lệ duới 14,5% tổng du nợ. Trong năm 2010, NQH tăng tỷ trọng là 14,1% thấp hơn so với năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) đến cuối năm 2010 là 3,71%. Cao hơn so với năm 2009 và 2008. Tỷ lệ nợ xấu cao chủ yếu là do cấp tín dụng của 2 Công ty cho thuê tài chính của Agribank và một số tập đoàn kinh tế gặp khó khăn trong năm 2009. Mặc dù có sự gia tăng về nợ NQH trong năm 2010, nhung Agribank vẫn đảm bảo nợ xấu trong tỷ lệ cho phép (thấp hơn 5%).
N Trích lập dự phòng:
Bảng 2.4 - Tình hình trích lập dự phòng 2009-2010
6
“ũ Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 27.956.04 1
1.1.1 Chứng khoán vốn 153.197
a Chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành 2.319 0,0 %
T Chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành 150.878 0,5 % 1.1.2 Chứng khoán nợ 27.802.84 4 a Chứng khoán chính phủ 20.090.13 4 63,3 % b
Chứng khoán nợ do các TCTD khác trong nước phát
hành 0 4.926.31 % 15,5
C Chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành 2.786.40 0
8,8 %
õ Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 3.760.51 5
1.2.1 Chứng khoán chính phủ 3.760.51
5
11,9 %
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)
Số liệu du nợ và dự phòng đuợc lấy ở thời điểm 30/11/2009 và 30/11/2010. Tổng dự phòng rủi ro tín dụng mà Agribank trích trong năm 2010 tăng 13.9% lớn hơn so với tốc độ tăng của du nợ cho vay. Agribank luôn đảm bảo trích đủ dự phòng theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN.
về đầu tu tài chính
Đầu tu chứng khoán kinh doanh, chiếm tỷ trọng nhỏ và liên tục giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm 2008 - 2010. Năm 2008 tỷ trọng đầu tu chứng khoán kinh doanh là 10,5% trong tổng tài sản, đến năm 2009 đầu tu chứng khoản giảm 8.972 tỷ đồng, tỷ trọng còn 6,9% và đến năm 2010 tỷ trọng đầu tu chứng khoán chỉ còn 5,8% (số tuyệt đối giảm 2.041 tỷ đồng). Ta xem xét danh mục đầu tu chứng khoán kinh doanh của Agibank nhu sau:
Bảng 2.5 - Danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh năm 2010
Theo Bảng 2.5, danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh của Agribank chu yếu là đầu tư vào chứng khoán Chính phủ. Chứng khoán nợ của Chính phủ chiếm 85,2%, Số chứng khoán còn lại là do các tổ chức tín dụng có uy tín phát hành như Vietinbank, Habubank, SHB, Ngân hàng chính sách. Nói tóm lại, danh mục đầu tư chứng khoán của Agribank có tính thanh khoản tốt, mức độ rủi ro thấp.
Góp vốn, đầu tư dài hạn của Agribank chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1%, Agribank chủ yếu đầu tư vào các công ty con của mình như: Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty vàng... Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần, đầu tư dài hạn