Tổng quan về Agribank

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 45)

2.1.1.Lịch sửĩùnh thành, phát triển và đặc điểm kinh doanh của Agribank

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHNo&PTNT VN) được thành lập năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 05/10/2010, Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 2339/QĐ-NHNN về việc “Chuẩn y việc thay thế Điều lệ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Ngân hàng và vốn của Ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp khác; thực hiện tốt các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao;

Với mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính, ngân hàng, kinh doanh đa năng, công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam; khẳng định thương hiệu, uy tín trong khu vực và quốc tế.

2.1.2.Tổ chức hoạt động tại Agribank

Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.1.3.Hoạt động của Agribank

2.1.3.1. Hoạt động Ngân hàng thương mại

V Huy động vốn bao gồm: nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; vay vốn; các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.

Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước.

V Hoạt động tín dụng:

Agribank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức sau: cho vay; bảo lãnh; cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật; chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

V Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:

- Agribank mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Agribank tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước. Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

V Các dịch vụ ngân hàng thương mại khác.

2.1.3.2. Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư

Agribank thực hiện hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dưới hình thức trực tiếp và/hoặc gián tiếp theo quy định của pháp luật bao gồm các loại hình sau:

- Đầu tư tài chính;

- Đầu tư, kinh doanh giấy tờ có giá, chứng khoán;

- Góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, dự án; đầu tư vốn vào các công ty trực thuộc; các hình thứ góp vốn hoặc đầu tư vốn khác theo quy định của pháp luật;

- Các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3.3. Hoạt động Bảo hiểm

Agribank được lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm và được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, bao gồm: bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm phi nhân thọ; tái bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3.4. Các hoạt động khác

- Các sản phẩm dịch vụ tài chính phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng, đầu tư theo quy định của pháp luật

- Agribank được cho thuê các tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của Agribank theo quy định tại Nghị định 146/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật, bảo đảm có hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

- Thực hiện các hoạt động khác theo pháp luật.

2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Agribank

2.2.1.Khái quát công tácphân tích báo cáo tại Agribank

2.2.1.1. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Agribank

Đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu cần thiết khách quan không thể thiếu trong công tác quản lỳ, điều hành của nhà quản trị ngân hàng. Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính là công cụ hữu hiệu cho việc hoạch định và điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh, phục vụ tốt cho việc ra quyết định quản lý. Nhận thấy rõ ý nghĩa của công tác phân tích báo cáo tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT VN, Tổng giám đốc Ngân hàng đã có văn bản quy định về “thực hiện phân tích báo cáo tài chính”. Theo đó:

a. Ban Tài chính kế toán - Ngân quỹ thực hiện phân tích báo cáo tài chính, cụ thể: - Hàng tháng thực hiện các chỉ tiêu phân tích nhanh báo cáo tài chính toàn ngành.

- Hàng quí, 6 tháng, năm thực hiện phân tích báo cáo tài chính toàn ngành.

Các báo cáo phân tích được gửi đến Ban lãnh đạo Agribank và cung cấp cho các Ban: Kiểm soát HĐQT, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Ủy ban rủi ro và các Ban, Phòng khác khi có yêu cầu.

S Trung tâm công nghệ thông tin phối hợp với Ban Tài chính xây dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính.

S Ban Tài chính Kế toán - Ngân quỹ cung cấp các báo cáo tài chính toàn ngành và các đơn vị thành viên hàng tháng, quý, năm theo quyết định 16/2007/QĐ- NHNN.

S Ban Kế hoạch tổng hợp cung cấp kế hoạch kinh doanh khi được phê duyệt. S Ban Đầu tư, Ban Tín dụng, TTPNXLRR, Ban Quan hệ quốc tế, Ban Dự báo thống kê... phối hợp phân tích danh mục đầu tư, tín dụng, hệ số khả năng chi trả, hệ số an toàn vốn tối thiểu....

b.Tại các đơn vị thành viên

- Giám đốc các đơn vị thành viên chủ động tổ chức công tác phân tích tài chính theo tháng, quý, 6 tháng, năm nhằm phục vụ công tác quản trị điều hành tại đơn vị.

- Gửi báo cáo phân tích tài chính 6 tháng đầu năm và báo cáo phân tích tài chính năm về Ban Tài chính kế toán - Ngân quỹ.

- Các đơn vị hạch toán độc lập: căn cứ lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của đơn vị để tham khảo và có phương pháp phân tích cho phù hợp.

- Đối với phân tích tháng, nội dung phân tích nên nhấn mạnh phân tích các chỉ tiêu: quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động; chất lượng tín dụng; chất lượng các khoản đầu tư; phân tích các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán; phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với phân tích quý, 6 tháng, năm thực hiện phân tích tổng thể tất cả các khoản mục theo quy định.

Các cá nhân và đơn vị chịu trách nhiệm bảo mật số liệu tài chính theo quy định.

2.2.1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tại Agribank

Phân tích theo phương pháp trực tiếp: So sánh, phân tích tỷ lệ.

So sánh, đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các chỉ tiêu, xác định nguyên nhân cụ thể.

2 3.19% %

2.2.2.Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Agribank 222.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Agribank

S Phân tích tổng quát tình hình tài sản - nguồn vốn (Chi tiết tại phụ lục 01- Tăng trưởng tài sản - nguồn vốn của Agirbank).

Tổng tài sản (nguồn vốn) liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2010, cụ thể: năm 2009 tăng 20% so với năm 2008, tương đương tăng 80.451 tỷ đồng; đến năm 2010 tăng 12% so với năm 2009, tương đương tăng 55.700 tỷ đồng. Như vậy quy mô hoạt động của Agribank có xu hướng mở rộng trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

- Tuy nhiên, về tài sản, khoản mục cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010, nền kinh tế vừa thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, làm hưởng đến khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung, Agribank nói riêng làm hạn chế khả năng cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước. Do đó, tốc độ tăng năm 2010 so với năm 2009 chỉ đạt 17% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 (25%). Tiền gửi tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm, năm 2009 tăng 49% (tương đương 7.048 tỷ đồng) so với năm 2008, năm 2010 tăng 91% (tương đương 19.433 tỷ đồng) so với năm 2009. Các khoản mục đầu tư chứng khoán đầu tư, góp vốn đầu tư dài hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 do tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng đến năm 2010, các khoản đầu tư này lại tăng trở lại.

- về nguồn vốn, vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi khách hàng. Năm 2010 tăng 18% so với năm 2009, tốc độ tăng của năm 2010 lớn hơn 7% so với năm 2009. Agribank đã vướt qua khó khăn của suy thoái kinh tế 2009, nguồn vốn huy động 2010 đã tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của tín dụng. Như vậy, ngân hàng vẫn phải tìm kiếm những nguồn khác để đáp ứng nhu cầu đầu tư, như vay Chính phủ, NHNN; phát hành giấy tờ có giá; vay tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác. Những nguồn vốn khác này thường phải trả phí cao hơn và kém ổn định.

- Vốn chủ sở hữu của Agribank năm 2010 tăng 91% (10.423 tỷ đồng) so với năm 2009. Trong đó, vốn điều lệ của Agribank được Nhà nước cấp thêm 9.803 tỷ đồng.

- về các tỷ lệ đảm bảo an toàn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tỷ lệ khả năng chi trả ngay tính đến thời điểm 31/12/2010 là 9,21% thấp hơn so với quy định là 5,79%.

• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 6,15% thấp hơn so với quy định là 2,85%.

• Cấp tín dụng từ nguồn huy động là 87,3% cao hơn so với quy định là 7,3%. Hầu hết các tỷ lệ bảo đảm an toàn chưa đạt so với quy định của NHNN, NHNo đang thực hiện cơ cấu tài sản Nợ, tài sản Có để đáp ứng các tỷ lệ an toàn.

Như vậy, tổng tài sản và nguồn vốn tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên cá tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của NH chưa đạt yêu cầu, tiềm ẩn rủi ro cao.

- về tình hình tài chínhBảng 2.1 - Tổng quát về tình hình tài chính agribank

% 0,10% Lợi nhuận sau thuế 2.028.60

2 2.095.382 2.007.912 3.19- %4.36 Tỷ lệ khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE) 8,05

với năm 2008. Kết quả trên cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản và sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của Agribank không cao. Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt thấp.

Như vậy, qua phân tích khái quát về hoạt động kinh doanh của Agribank, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Agribank có mở rộng qua các năm nhưng chưa phát huy được hết tiềm lực của mình. Điều này được thể hiện rõ qua quy mô tổng tài sản có liên tục tăng, vốn tự có, nguồn vốn huy động và cho vay khách hàng cũng tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận thấp.

2.2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh

doanh tại Agrbank

Hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 465.173 tỷ đồng tăng 30.842 tỷ đồng (tăng 7.1%) so với năm 2009 (Chi tiết theo phụ lục 02 - Cơ cấu nguồn vốn Agribank). Nguồn vốn huy động luôn có xu huớng tăng, thể hiện biểu duới đây:

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)

Biểu 2.1 - Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2008-2010

Agribank huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cu và tổ chúc kinh tế. Năm 2008, khoản mục này chiếm 75% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 tỷ trọng này có giảm xuống 69%, nhung đến năm 2010 tiền gửi dân cu lại tăng trở lại 73% trong tổng nguồn.

N Nếu phân loại theo kỳ hạn ta có biểu sau:

□ Tiền gửi KKH

□ Tiền gửi CKH<12 Tháng □ Tiền gửi CKH >= 12 Tháng

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của Agribank)

Theo Biểu 2.2, nguồn vốn huy động từ của Agribank bao gồm KKH, CKH<12 Tháng, CKH >= 12 Tháng. Trong đó, tiền gửi không kì hạn chiếm khoảng 20% tổng huy động từ tiền gửi dân cu, trong đó chủ yếu là tiền gửi tổ chức kinh tế. Nguồn vốn không kì hạn mặc dù không bị ràng buộc về thời gian rút nhung qua nghiên cứu số du bình quân của tiền gửi không kì hạn trong năm thì biến động không nhiều. Nhu vậy có thể xem đây là một nguồn vốn khá ổn định và ít bị ảnh huởng về lãi suất, đặc biệt chi phí huy động lại rất thấp (3%/năm). Tỷ trọng nguồn vốn này tại Agribank tuơng đối cao so hệ thống Ngân hàng Việt nam, đây cũng là một lợi thế của Agribank về huy động nguồn vốn này và đó cũng là một trong các yếu tố quan trọng để mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

Tiền gửi có kì hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,6%, trong tổng huy động từ tiền gửi. Tăng 25,5% so với năm 2009 (tuơng đuơng 51,375 tỷ đồng). Tiền gửi có kì hạn >= 12 chiếm 26,7% trong tổng nguồn vốn, giảm 10,83% so với năm 2009. Năm 2010, nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục biến động, sự chạy đua lãi suất của các Ngân hàng, có Ngân hàng áp dụng mức lãi suất lên tới 22% năm cho tiền gửi tiết kiệm. Song Agribank vẫn giữ mức lãi suất đảm bảo theo chính sách tiền tệ của nhà nuớc (cao

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 45)