CHƢƠNG HAI : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP
2.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp
2.2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Ngân hàng
Tất cả các ví điện tử hiện nay đều đóng vai trò trung gian thanh toán, liên kết với ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ khác nhƣ điện, nƣớc, thẻ điện thoại...
Các ngân hàng nhƣ Sacombank, Vietcombank, Agribank,... đã có sẵn số lƣợng khách hàng lớn và tiềm lực về hệ thống, tài chính. Nếu ngân hàng tiếp tục mở rộng ra các hoạt động thanh toán điện tử bằng cách phát hành ví điện tử thì đây chính là thách thức lớn Vietnam Esports. Đặc biệt là khi các ngân hàng tận dụng niềm tin của khách hàng, liên kết với nhau để tạo dịch vụ ví điện tử, cấu trúc ngành có thể thay đổi theo một hƣớng mới. Rào cản gia nhập thị trƣờng cũng từ đó trở nên cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tham gia lĩnh vực này đòi hỏi các công ty phải đáp ứng đƣợc nhiều yêu cầu nhƣ khả năng kết nối cao (với các ngân hàng khác, các công ty viễn thông, công ty điện, nƣớc, cơ sở công quyền (kho bạc, thuế...), bệnh viện, trƣờng học, các hãng vận tải...). Ngoài ra, phải đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật để bảo mật thông tin và cho phép thanh toán trên nhiều phƣơng tiện (máy tính, điện thoại di động), thông qua nhiều kênh giao dịch khác nhau (Internet Banking, SMS/Mobile Banking, thẻ thanh toán...). Do đó, các ngân hàng nếu muốn đầu tƣ vào ví điện tử, sự chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật là một bƣớc đáng lo ngại.
Tiện ích thanh toán mới từ các công ty nổi tiếng từ nước ngoài
Apple Pay, Samsung Pay, Android Pay... là các giải pháp thanh toán mới đƣợc phát triển bởi các tập đoàn lớn nhƣ Apple và Samsung... Cơ chế hoạt động của các ứng dụng này tƣơng tự nhau, là sử dụng kết hợp cảm biến vân tay và kết nối NFC27. Có thể nói, các ứng dụng này đƣợc xem là một bƣớc phát triển mới của thẻ từ nhƣ Mastercard hay Visacard, công nghệ hoá khả năng sử dụng thẻ của ngƣời dùng. Khi khách hàng cần thanh toán, thay vì quẹt thẻ và bấm mã pin xác nhận nhƣ chúng ta thƣờng làm, họ chỉ cần lấy điện thoại ra, chạm ngón tay vào đầu đọc trên điện thoại, sau đó đƣa điện thoại lại gần trạm thanh toán (NFC hoặc thẻ từ) là đã có thể hoàn tất giao dịch.
Tại buổi lễ giới thiệu Galaxy A5 và A7 2016, đại diện Samsung đã cho biết Samsung Pay sẽ đƣợc mở rộng ra các thị trƣờng châu Á trong năm tới. Đặc biệt họ có
27 NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trƣờng để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC đƣợc phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến (Radio-frequency identification
nhắc đến Việt Nam và hy vọng Samsung Pay cũng sẽ đến với ngƣời tiêu dùng Việt Nam sớm nhất có thể. Nhƣ vậy, nhiều khả năng Samsung Pay sẽ là dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên về Việt Nam, kéo theo đó là khả năng gia nhập của các “ông lớn” từ nƣớc ngoài nhƣ Apple Pay, Android Pay.
Các đối thủ này khi gia nhập vào thị trƣờng thanh toán điện tử ở Việt Nam, cuộc đọ sức giữa các doanh nghiệp trong ngành có thể trở nên không cân sức. Do các khía cạnh cạnh tranh giữa các đối thủ không chỉ dừng lại ở vốn, nhà cung cấp, dịch vụ, mà còn là sự chạy đua về công nghệ tích hợp ví điện tử với vô vàn các tính năng ƣu việt.
Tuy nhiên, việc các ví điện tử “ngoại” này chƣa gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam một phần cũng là do rào cản gia nhập ngành cao (bị hạn chế trong thủ tục pháp lý).
Nhƣ vậy, thời gian sắp tới, trong các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thì các ngân hàng sẽ là thách thức trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Do các công ty nƣớc ngoài sẽ cần nhiều thời gian hơn để tham gia vào thị trƣờng Việt Nam.