Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 104 - 107)

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng là một trong những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát tín dụng, dẫn tới rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai Tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường 10%-15%, trong khi đó các nước phát triển thường từ 5%-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Bảng 3 10 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS25 0

Năm Slượống (N) Tốc độ nhỏ nhất (Minimum) Tốc độ lớn nhất (Maximum) Tốc độ trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std Deviation) 2011 20 0 20 99 14 20 33 20 07590 2012 20 -23 33 95 25 20 02 30 28256 2013 20 -5 30 108 21 21 57 28 66071 2014 20 -14 23 50 56 17 14 17 33583 2015 20 -2 74 49 02 26 43 11 84091 2016 20 2 51 45 38 24 36 10 22206 2017 20 3 11 51 2 22 04 9 41236 2018 20 -0 57 39 81 15 77 9 19715 2019 20 6 27 44 31 18 75 10 14337 2020 20 -11 03 32 02 15 55 10 14307

Nhìn vào số liệu thống kê trên cho thấy 20 Ngân hàng thương mại Việt Nam nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình từ 15,77% - 26,43% giai đoạn 2011-2020, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng nhất là năm 2012 Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình có sự biến động Điều này là do Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn khá dài từ năm 2006 đến năm 2010, dẫn tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng cao đặc biệt là tín dụng bất động sản, điều này dẫn tới chất lượng tín dụng giảm, lạm phát tăng Và cùng với nữa tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu làm lạm phát tăng ảnh hưởng tới kinh tế của Việt Nam Trước tình hình này Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ giảm lạm phát, nên tốc độ tăng trưởng tín dụng 2011-2014 giảm sút so với giai đoạn trước đó Năm 2015 nền kinh tế Việt Nam có khởi sắc, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức và do đó để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế thì Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khoá Mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là tăng trưởng tín dụng nhưng kiềm chế lạm phát Do đó với chính sách tiền tệ này nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã có sự tăng trưởng phát triển ổn định, dư nợ tín dụng tăng, lạm phát giảm Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM năm 2020 được chi tiết dưới Biểu đồ sau:

Biểu đồ 3 7 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam năm 2020

Nguồn: Thống kê và tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính của các NHTM

Nhìn vào Biểu đồ 3 7 cho thấy năm 2020 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn nhất là NamAbank với tốc độ tăng 32,02% và thấp nhất là Eximbank với tốc độ -11,03% Các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng trên 20% gồm các ngân hàng NamAbank (32,02%), VIB (31,21%); LiênViet (25,69%); OCB (25,53%); MSB (24,76%); HDBank (21,87%); Techcombank (20,29%); các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp dưới 10% như Agribank (8,06%); Vietinbank (9,87%); BIDV (8,71%); ABBank (9,66%), SCB (5,24%); NCB (6,34%) và thậm chí Eximbank có tốc đô tăng trưởng âm (11,03%) Theo biểu đồ thấy các ngân hàng lớn như Agribank, VCB, Viettinbank, BIDV có tốc độ tăng trưởng ở mức 8%-15% Kết quả số liệu thống kê cho thấy các NHTM Việt Nam năm 2020 có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng ở ngưỡng 10%-15% chiếm tỷ lệ ít trong số 20 NHTM nghiên cứu, có 7/20 ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng > 20% và có 6/20 có tỷ lệ tăng trưởng quá thấp < 10% Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp cho thấy công tác mở rộng tín dụng của ngân hàng chưa tốt,

hiệu quả tín dụng thấp nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao quá nóng sẽ nguy cơ dẫn tới rủi ro tín dụng cho ngân hàng Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mặc dù lãi suất cho vay thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhưng tín dụng năm 2020 vẫn thấp hơn so với những năm trước

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w