Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu bảng động (Dynamic panel data)

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 89)

panel data)

Trong nhiều chủ đề nghiên cứu, việc đánh giá tác động của các nhân tố trong quá khứ đến giá trị hiện tại thể hiện qua các mô hình động rất quan trọng Nó không chỉ nhằm mục đích giải quyết vấn đề động về mặt lý thuyết Về mặt kỹ thuật, việc kiểm soát các giá trị quá khứ trong mô hình nghiên cứu giúp mô hình giải thích tốt hơn sự thay đổi của biến phụ thuộc, tránh rủi ro thiếu biến nghiêm trọng hoặc nội sinh do biến trễ nằm trong thành phần sai số có thể tương quan với các biến độc lập khác Trong nhiều nghiên cứu, việc sử dụng các giá trị trễ tại nhiều cấp độ của chính biến phụ thuộc để giải thích là một phương án hiệu quả, nó đại diện cho tác động tổng hợp của các nhân tố trong quá khứ đến biến phụ thuộc trong kỳ hiện tại Tuy nhiên, việc thêm biến trễ của biến phụ thuộc (ví dụ: Yt-1) vào mô hình vẫn không giải quyết được hoàn toàn rủi ro nội sinh, nếu nó tương quan với sai số bội của mô hình, lúc này mô hình thường được biết đến với tên gọi mô hình dữ liệu bảng động chệch (dynamic panel bias) (Nickell, 1981) Điều này dẫn đến việc các ước lượng như Pooled OLS, REM, FEM có thể bị chệch Để giải quyết hiện tượng nội sinh, có thể áp dụng các phương pháp sử dụng biến công cụ (instrument variable –IV) Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể tìm được IV phù hợp và ngoại sinh chặt (strictly exogenous) cho mô hình Để giải quyết đồng thời các vấn đề trên, Lars Peter Hansen (1982) đề xuất phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM - Generalized method of moments) cho phép ước lượng các mô hình có hiện tượng nội sinh và over-identification trong nhiều trường hợp Ước lượng thu được từ GMM là vững, tức là nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định, nó hội tụ về giá trị trung bình tổng thể khi cỡ mẫu tiến về vô hạn, đồng thời cũng xử lý được các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi hay hiện tượng tự tương quan

Phương pháp GMM được xây dựng để ước lượng dữ liệu bảng có một số đặc điểm nổi bật sau:

• Dữ liệu bảng có rất nhiều quan sát với ít mốc thời gian

• Mô hình động với 1 hoặc 2 vế của phương trình có chứa biến trễ

• Các biến độc lập không phải là 1 biến ngoại sinh ngặt (Strictly Exogenous), nghĩa là chúng có thể tương quan với các phần dư (hiện tại hoặc trước đó) hoặc tồn tại biến nội sinh (Endogenous Variables) trong mô hình

• Tồn tại vấn đề phương sai thay đổi hoặc tự tương quan ở các sai số đặc trưng (Idiosyncratic Disturbances)

• Các tác động cố định riêng rẻ (Fixed Individual Effects)

• Tồn tại phương sai thay đổi và tự tương quan trong mỗi đối tượng (nhưng không tồn tại sự tự tương quan giữa các đối tượng)

Phương pháp GMM gồm có 2 phương pháp D-GMM và S-GMM Phương pháp D-GMM và S-GMM thường được sử dụng để ước lượng các dữ liệu bảng động (có biến trễ), các dữ liệu bảng có N lớn T nhỏ hoặc tồn tại các vấn đề liên quan đến biến nội sinh, phương sai thay đổi hoặc sự tự tương quan của phần dư trong mô hình

Arellano & Bond (1991) kết hợp phép biến đổi cùng nhóm và phương pháp GMM của Hansen để tạo thành GMM sai phân Tuy nhiên GMM sai phân có một số nhược điểm như:

- GMM sai phân chỉ sử dụng các điều kiện moment cho phương trình sai phân trở nên thiếu hiệu quả khi mẫu nghiên cứu có số kỳ (T) ngắn

- GMM sai phân thiếu hiệu quả trong trường hợp biến phụ thuộc là một biến gần với một bước ngẫu nhiên, khi đó các giá trị trễ của biến gốc không phản ánh nhiều thông tin về sự thay đổi trong tương lai Nói cách khác, các trễ của biến gốc là biến công cụ yếu đối với các biến sai phân

- GMM sai phân thiếu hiệu quả trong trường hợp biến công cụ sử dụng là yếu (weak instrument), tức là mối tương quan giữa nó và các biến nội sinh trong mô hình thấp

- GMM sai phân cũng thiếu hiệu quả trong trường hợp mẫu nghiên cứu là dữ liệu bảng không cân bằng

- GMM sai phân sử dụng phép biến đổi cùng nhóm tương tự cách biến đổi của FEM nên nó loại trừ các biến độc lập không biến đổi theo thời gian khỏi mô hình (ví dụ: các biến giả phân nhóm không đổi theo thời gian)

Để cải thiện kết quả ước lượng từ GMM sai phân, Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998) tiếp tục phát triển GMM sai phân thành GMM hệ thống thông qua việc ước lượng hệ phương trình kết hợp phương trình sai phân từ GMM sai phân và phương trình ở dạng gốc, đồng thời sử dụng các giá trị trễ của biến gốc và biến sai phân của các biến độc lập trong mô hình làm biến công cụ Độ chính xác của ước lượng từ GMM hệ thống được kiểm tra thông qua mô phỏng Monte Carlo (Blundell và Bond, 1998; Bond và cộng sự, 2001; Hayakawa, 2007; Soto, 2009) đều chính xác (chệch ít) hơn GMM sai phân, sự cải thiện càng rõ rệt trong trường hợp số kỳ quan sát ngắn Hayakawa (2007) cho thấy GMM hệ thống luôn chệch ít hơn GMM sai phân, dù cho nó sử dụng nhiều biến công cụ hơn Nguyên nhân chính là do cả hai thành phần gây chệch trong ước lượng GMM hệ thống được đo bằng: (i) Tổng (có trọng số) của chệch trong các ước lượng tại phương trình sai phân và phương trình gốc và (ii) Chệch do việc sử dụng đồng thời hệ phương trình, đều được giảm thiểu do chệch tại phương trình sai phân và chệch tại phương trình gốc có chiều hướng đối lập nhau và chúng sẽ loại trừ nhau khi kết hợp thành hai thành phần (i) và (ii) Bên cạnh đó, so với GMM sai phân, GMM hệ thống bao gồm thêm các điều kiện moment khác từ việc bổ sung phương trình dạng gốc cho phép áp dụng tốt với các loại dữ liệu bảng có T ngắn, bảng không cân bằng (unbalanced panel data), cho phép ước lượng các biến không thay đổi theo thời gian, và xử lý tốt hơn trong trường hợp biến công cụ yếu cũng như nhiều trường hợp khác

Bên cạnh việc phân loại GMM sai phân và GMM hệ thống, mỗi loại GMM trên đều có thể gồm hai phiên bản: GMM một bước (one step) và GMM hai bước (two step) Điểm khác biệt chính nằm ở ma trận hiệp phương sai của sai số chuẩn GMM một bước sử dụng ma trận hiệp phương sai thuần nhất, trong khi GMM hai bước sử dụng ma trận hiệp phương sai không thuần nhất Điều này giúp GMM hai bước tự nó đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi, trong khi với GMM hệthống một bước cần khắc phục bằng sai số chuẩn cải thiện thông thường Nhìn chung, ước lượng thu được từ GMM hai bước hiệu quả hơn GMM một bước, tuy nhiên các kết quả mô phỏng Monte Carlo cho thấy sự chênh lệch này không lớn (Blundell và Bond, 1998; Bond và cộng sự, 2001; Soto, 2009) Dù vậy, tốc độ hội tụ về phân phối tiệm

cận trong trường hợp GMM hai bước lại chậm hơn và sai số chuẩn tiệm cận của GMM hai bước bị chệch xuống nhiều với mẫu hữu hạn, do đó nó không đáng tin cậy cho suy diễn thống kê, trong khi đó, sai số chuẩn tiệm cận trong GMM một bước hầu như không chệch Vì lẽ đó, Bond và cộng sự (2001), Roodman (2009) và Soto (2009) đều khuyến nghị sử dụng GMM hệ thống một bước, với sai số chuẩn cải thiện không chỉ có phân phối tiệm cận vững, khắc phục được phương sai sai số thay đổi mà còn đáng tin cậy hơn GMM hệ thống hai bước khi suy diễn thống kê Để khắc phục hiện tượng chệch xuống nghiêm trọng trong sai số chuẩn của GMM hai bước, Windmeijer (2005) đã đưa ra giải pháp sai số chuẩn cải thiện của mình, điều này đã giúp GMM hệ thống hai bước đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu này theo đó sẽ lựa chọn GMM hệ thống hai bước cùng hiệu chỉnh sai số chuẩn theo Windmeijer (2005) để thu được kết quả ước lượng chính xác hơn GMM hệ thống một bước và khắc phục được các khuyết tật phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và nội sinh (nếu có)

Như vậy, phương pháp GMM thích hợp trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động sử dụng dữ liệu bảng động có độ trễ thời gian, với ít mốc thời gian Do vậy phương pháp này được nhiều tác giả sử dụng để phân tích nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng của NHTM như: Ahlem & Fathi (2013); Marijana et al (2013); Yurdakul Funda (2014); Võ Ngọc Quý và Bùi Ngọc Toản (2014); Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015); Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018); Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018)…

2 2 Phương pháp chuyên gia

Để đảm bảo tính khoa học, độ chính xác và hợp lý của mô hình nghiên cứu, việc lựa chọn các biến trong mô hình cũng như lý giải được các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp chuyên gia Quy trình thực hiện phương pháp chuyên gia như sau:

Bước 1: Nghiên cứu định tính tại bàn: Tác giả dựa vào tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến RRTD của NHTM thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu hoặc Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng để tự phác thảo một số nội dung cần tham vấn ý kiến chuyên gia Quá trình tham vấn chuyên gia được

chia làm 2 lần: lần 1 diễn ra từ tháng 05/2019 – 08/2019 với mục đích xác định và lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập để làm căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận án; Lần 2 diễn ra từ tháng 09/2019 – 02/2020 với mục đích xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho chính xác và phù hợp với bối cảnh thực tế ngành ngân hàng Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2011-2020

Bảng 2 1 Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 1

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia lần 1: dựa trên phác thảo ban đầu những nội dung cần phỏng vấn và những tài liệu liên quan đến đề tài luận án và mô hình nghiên cứu của luận án đã gửi trước 1 tháng qua Email cho các chuyên gia liên quan đến những câu hỏi phỏng vấn; tác giả tiến hành thảo luận trực tiếp với 10 chuyên gia chia làm 2 nhóm:

(i) Nhóm 1: gồm 05 chuyên gia là 05 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu thuộc chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại 05 trường đại học lớn ở Việt Nam Các chuyên gia này không những có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng mà còn rất am hiểu mô hình lý thuyết và thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố tới RRTD và cũng rất thạo về các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình dữ liệu bảng

Câu hỏi

Nội dung

Q1

Lựa chọn biến phụ thuộc (Y) là chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại” để đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam liệu có hợp lý hay không?

Q2

Biến độc lập được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm biến vi mô thể hiện đặc trưng ngân hàng bao gồm các biến: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với độ trễ 1 năm; Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Tỷ lệ chi phí hoạt động; Quy mô ngân hàng

- Nhóm biến vĩ mô bao gồm các biến: tăng trưởng GDP hiện hành và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp

Số lượng các biến độc lập và tên các biến độc lập như vậy liệu có hợp lý không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt các biến không? Vì sao?

(ii) Nhóm 2: gồm 05 chuyên gia là 05 nhà quản trị cấp cao của 05 NHTM lớn của Việt Nam Những chuyên gia này không những rất am hiểu về lĩnh vực Tài chính - - Ngân hàng mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các NHTM Việt Nam Tuy nhiên 05 chuyên gia này không thạo về các phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình dữ liệu bảng

Các cuộc phỏng vấn đều được tác giả tiến hành tại văn phòng làm việc của các đối tượng được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài 20-45 phút Cụ thể như sau:

Bảng 2 2 Bảng thống kê về mẫu phỏng vấn chuyên gia lần 1 TT Học hàm, học vị Giới tính Kinh nghiệ m Đơn vị công tác Thời gian phỏng vấn Địa điểm

1 GS TS Nam 30 năm Trường Đại học

Kinh tế quốc dân 40 phút Hà Nội

2 PGS TS Nam 24 năm Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh 32 phút TP Hồ Chí Minh 3 PGS TS Nữ 21 năm Học viện Ngân

hàng 36 phút Hà Nội 4 PGS TS Nam 19 năm Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 40 phút TP Hồ Chí Minh 5 Tiến sĩ Nữ 14 năm Trường Đại học Tài

chính Ngân hàng 38 phút Hà Nội 6 Tiến sĩ Nam 24 năm

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

45 phút Hà Nội

7 Tiến sĩ Nam 18

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam (Agribank)

42 phút Hà Nội

8 Tiến sĩ Nam 20

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất

Bước 3: Rút ra kết quả phỏng vấn lần 1: Tất cả 10 chuyên gia đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân Toàn bộ nội dung các cuộc phỏng vấn đều được tác giả ghi chép cẩn thận và được lưu giữ trong máy tính cá nhân Kết quả rút ra không chỉ dựa vào việc tổng hợp lại những ý kiến cá nhân theo từng nội dung của câu hỏi cụ thể mà còn được tập hợp thành quan điểm chung đối với những vấn đề mà đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1 như sau:

Bảng 2 3 Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1

Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia

Câu h ỏ i 1: Lựa chọn biến phụ thuộc (Y) là chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại” để đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam liệu có hợp lý hay không?

Chuyên gia 2,3,5,6,8,9,10

Hầu hết 7 chuyên gia đều đồng ý với tác giả trong việc lựa chọn biến phụ thuộc RRTD đo lường bằng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại

Chuyên gia 4,7

Chuyên gia 4 và 7 cho rằng: RRTD có thể đo lường bằng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Kết hợp cả tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD Các nghiên cứu trên thế giới hầu hết sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu Vì vậy, để khác với các nghiên cứu đi trước, luận án có thể sử dụng chỉ tiêu kết hợp Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ dự phòng RRTD

Chuyên gia 1

Chuyên gia 1 nhấn mạnh biến phụ thuộc RRTD của NHTM Việt Nam phải được đo lường bằng Tỷ lệ nợ xấu hiện tại bởi vì thực trạng bao năm qua (2011-2020) vấn đề nợ xấu luôn là bài toán

TT Học hàm, học vị Giới tính Kinh nghiệ m Đơn vị công tác Thời gian phỏng vấn Địa điểm 9 Tiến sĩ Nam 25 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (BIDV)

35 phút Hà Nội

10 Tiến sĩ Nam 19

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

(Techcombank)

Chuyên gia Ý kiến của chuyên gia

nan giải của hệ thống NHTM Việt Nam

Câu h ỏ i 2: Biến độc lập được chia làm 2 nhóm: Nhóm biến vi mô thể hiện đặc trưng ngân hàng bao gồm các biến: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng với độ trễ 1 năm; Tăng trưởng tín dụng hiện hành và tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ dự phòng RRTD; Tỷ lệ chi phí hoạt động; Quy mô ngân hàng Nhóm biến vĩ mô bao gồm các biến: tăng trưởng GDP hiện hành và tăng trưởng GDP với độ trễ 1 năm; Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thất nghiệp Số lượng các biến độc lập và tên các biến độc lập như vậy

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w