Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 52)

1 2 2 1 Quan niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt (Wang, 2013) Đây là loại rủi ro rõ ràng nhất, là loại rủi ro gây phần lớn

những thất bại cho các ngân hàng (Fraser và cộng sự, 2001) Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tín dụng:

Saunders (1994) cho rằng rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng của ngân hàng khi khách hàng vay vốn không thể thực hiện được đầy đủ về mặt số lượng và thời hạn theo hợp đồng tín dụng Theo Ủy ban Basel và giám sát ngân hàng (1999) thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận Hay có nghĩa là rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không trả được các khoản nợ theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng là xác suất vỡ nợ hoặc giảm giá trị trên thị trường gây ra do sự giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng hoặc đối tác Rủi ro tín dụng được định nghĩa là cơ hội mà một con nợ hoặc một tổ chức phát hành công cụ tài

chính sẽ không có khả năng trả lãi và /hoặc trả nợ gốc theo các điều khoản đã cam kết khi phát hành (Greuning and Bratanovic, 2003) Nguyễn Văn Tiến (2015) định nghĩa “Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” Ngân hàng Nhà nước đã quan niệm về rủi ro tín dụng đó là “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014)

Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN tại Khoản 24 Điều 2 thì rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tín dụng Theo tác giả rủi ro tín dụng được hiểu là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của ngân hàng do

khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng

1 2 2 2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng mang tính bị động: Do bất cân xứng về thông tin giữa người sử dụng vốn vay và ngân hàng, ngân hàng thường vào thế bị động Ngân hàng là người biết thông tin sau hoặc thông tin không chính xác, sai lệnh về hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay của khách hàng, điều này khiến cho ngân hàng thường chậm trễ trong việc ứng phó (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Do sự đa dạng về khách hàng vay vốn, loại hình tín dụng, đối tượng vay nên rủi ro tín dụng cũng đa dạng và phức tạp (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Rủi ro tín dụng có tính tất yếu (Nguyễn Văn Tiến, 2015): Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, bất kể hoạt động nào của ngân hàng thương mại cũng tồn tại những rủi ro Rủi ro tín dụng là tất yếu và các ngân hàng thương

mại phải giải quyết mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận ở mức rủi ro chấp nhận được

1 2 2 3 Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì việc xây dựng các tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và quy mô tổ chức quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể được phân loại như sau:

• Phân loại theo nguyên nhân phát sinh rủi ro:

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan tới từng khoản vay hoặc từng khách hàng vay Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

+ Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo

+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng thương mại, được phân chia thành 2 loại:

+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay

+ Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung

Sơ đồ 1 1 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)

• Theo mức độ tổn thất:

- Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng chưa trả được nợ, dẫn đến các khoản vốn bị đóng băng và ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng

- Rủi ro mất vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách hàng không trả được nợ gốc và lãi buộc ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ Rủi ro này ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại, làm tăng chi phí nợ khó đòi, chi phí giám sát, xử lý nợ và đồng thời làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

KHÁCH HÀNG

Khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh giảm sút, thất thoát vốn và khả năng phá sản Không thu được lãi Phát sinh lãi treo Không thu được vốn Phát sinh nợ quá hạn Không thu đủ lãi Phát sinh lãi treo đóng băng Khu thu đủ vốn Phát sinh nợ khó đòi RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Sơ đồ 1 2 Phân loại rủi ro tín dụng theo mức độ tổn thất

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015) 1 2 2 4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

a Đối với ngân hàng thương mại:

Rủi ro tín dụng khiến ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và rủi ro thanh khoản xảy ra Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi của khách hàng vay nhưng ngân hàng vẫn phải trả gốc và lãi cho người gửi tiền đến hạn trả và điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, chi nhiều hơn thu trong một thời kỳ và kéo dài thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản của ngân hàng và phá sản Rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính dẫn tới sự phá sản của ngân hàng (Altman and Sanders, 1998; Zribi and Boujelbène, 2011)

Rủi ro tín dụng làm tăng chi phí của ngân hàng Khi ngân hàng phát sinh nhiều khoản nợ xấu thì chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng làm cho kết quả hoạt động kinh doanh giảm sút Berger and DeYoung (1997), Aduda and Gitonga,

(2011), Li and Zou (2014), Gizaw et al (2015), Sabeza et al (2015) các nghiên cứu đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng Khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ xấu thì ngân hàng sẽ phát sinh các chi phí xử lý các khoản nợ đó như chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ để xử lý nợ và ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội như cho vay món mới, giảm uy tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA, ROE) Điều này được khẳng định trong nghiên cứu của Aduda and Gitonga (2011), Gizaw và cộng sự (2015), Li and Zou (2014)

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của các ngân hàng Zribi and Boujelbène (2011), Li (2015) các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút, ngân hàng bị giảm uy tín trên thị trường và điều này gây ra thiệt hại vô hình cho ngân hàng trên thị trường mà ngân hàng không thể đo lường được

b Đối với nền kinh tế:

Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại này còn ảnh hưởng gián tiếp tới các ngân hàng thương mại khác, tới hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính quốc gia Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong nền kinh tế Khi khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng, khách hàng rút tiền ồ ạt tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở ngân hàng thì sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn và điều đó tác động tới hệ thống tài chính quốc gia, tới nền kinh tế (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Nghiên cứu của Giesecke and Kim (2011), Nijskens and Wagner (2011) đã chỉ ra rằng khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng lớn nhưng không khắc phục kịp thời thì nó có thể gây nên “Phản ứng dây truyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế

Rủi ro tín dụng khiến cho ngân hàng dè dặt trong việc huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định, chất lượng cuộc sống giảm (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Như vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tác động tới hệ thống ngân hàng, tới hệ thống tài chính quốc gia và tới nền kinh tế Do rủi ro tín dụng gây hậu quả lớn tới ngân hàng thương mại, tới hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nên các ngân hàng thương mại cần phải kiểm soát quản lý rủi ro tín dụng

1 2 2 5 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Các chỉ tiêu cơ bản đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có chỉ tiêu trực tiếp và chỉ tiêu gián tiếp Cụ thể:

* Nhóm chỉ tiêu trực tiếp: Chỉ tiêu trực tiếp gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD

- Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ

nợ quá hạn =

Tổng dư nợ quá hạn

Tổng dư nợ cho vay x 100

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì chỉ tiêu này thông thường ở mức < 2% được xem là rất tốt, từ 2% - 5% được cho là tốt, từ 5% -10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề Aduda and Gitonga (2011), Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) trong nghiên cứu về chất lượng tín dụng, rủi ro tín dụng đã sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá

- Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ

nợ xấu =

Tổng dư nợ xấu

Tổng dư nợ cho vay x 100

Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 (Ngân hàng Nhà nước, 2014) Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu sử dụng để phản ánh chất lượng tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng (Aduda and Gitonga, 2011; Li & Zou, 2014; Nguyễn Văn Tiến, 2015) Theo Ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1% - 3% là tốt Ở Việt Nam thì tỷ lệ này ở mức ≤ 3% là chất lượng tín dụng tốt

- Chỉ tiêu Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD và bù đắp rủi ro tín dụng:

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung (Ngân hàng Nhà nước, 2014) Chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng gồm có hai chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Hệ số khả năng bù đắp cho vay bị mất = = Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ cho vay bình quân

Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ có khả năng mất vốn

x 100

x 100

Chỉ tiêu này cho biết dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn Trong nghiên cứu của Daniel et al (2010), Gizaw et al (2015) đã sử dụng chỉ tiêu này để đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

* Nhóm chỉ tiêu gián tiếp: Chỉ tiêu gián tiếp gồm các chỉ tiêu về Tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ tiêu Dư nợ cho vay/Tổng tài sản

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Tốc độ tăng

trưởng tín dụng =

Dư nợ tín dụng t - Dư nợ tín dụng t -1

Dư nợ tín dụng t -1 x 100

Nhiều ngân hàng thương mại nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp tín dụng trước khi thanh tra hoặc nhiều ngân hàng chính sách nới lỏng cấp tín dụng nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát triển thường 10% - 20%, còn ở nước phát triển là từ 5% - 10% Tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ với rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng lớn thì sẽ tăng rủi ro tín dụng trong tương lai (Thiagarajan et al , 2011) Tuy nhiên, chỉ có ngân hàng tăng trưởng vượt mức tăng trưởng tín dụng trung bình của từng quốc gia mới có nguy cơ rủi ro tín dụng (Daniel et al , 2010)

- Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản: chỉ tiêu này này thường vào khoảng 50%- 60% đối với các ngân hàng hiện đại, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức

vào tín dụng nên rủi ro được phân tán Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ này khá cao 70%-80% Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Theo (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012) thì chỉ tiêu này chiếm khoảng 60% là hợp lý

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w