Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

thương mại

1 2 1 Ri ro trong hot động kinh doanh ca Ngân hàng thương mi

1 2 1 1 Quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những rủi ro và ngân hàng luôn phải đối mặt với các loại rủi ro đó trong hoạt động của mình như: hoạt động cho vay, hoạt động tiền gửi, hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… Các loại rủi ro này đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó có thể làm giảm sút doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng hoặc làm cho ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản Hiện nay có rất nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế mà chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro ngân hàng:

Bessis (2002) cho rằng “Rủi ro ngân hàng là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, là những bất trắc có thể dẫn tới thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận, kết quả thực tế khác so với kỳ vọng của ngân hàng”

Kealhofer (2003) cho rằng “Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro là một phần của ngân hàng, ngân hàng luôn phải đối mặt Do ngân hàng không thể dự đoán trước được khả năng trả nợ trong tương lai của các khách hàng một cách chính xác nên rủi ro khó có thể tránh được”

Hay theo Bohn and Stein (2009) định nghĩa rằng “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là khả năng các giá trị tài sản có thể bị mất đi trong một khoảng thời gian cụ thể” Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”

Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro và theo tác giả “Trong hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì rủi ro có thể được hiểu là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng không lường trước được gây tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận của ngân hàng”

1 2 1 2 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là loại hình kinh doanh đặc thù, luôn tồn tại rủi ro mà phải ngân hàng phải đối mặt Các rủi ro mà Ngân hàng thương mại phải đối mặt, bao gồm:

• Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay (Bessis, 2002)

Nguyễn Văn Tiến (2015) “Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được chấp cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết Tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh (tín dụng chữ ký) và các hình thức tín dụng khác”

• Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến (Bessis, 2002) Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán

Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng “Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với chi phí thấp”

• Rủi ro lãi suất:

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính của ngân hàng (Bessis, 2002) “Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ” (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Lãi suất của ngân hàng (cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) thường xuyên biến động với mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất Rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng có liên quan chặt chẽ với nhau

• Rủi ro hối đoái:

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính (Bessis, 2002)

Tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động, sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời Tuy nhiên, những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng

Nguyễn Văn Tiến (2015) “Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài” Rủi ro hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc khi hệ thống hỗ trợ bên ngoài ngừng hoạt động

Ngoài ra trong hoạt động của ngân hàng còn có các loại rủi ro khác như: rủi ro thị trường, rủi ro lệch hạn, rủi ro tính thanh khoản thị trường (Bessis, 2002); rủi ro danh mục đầu tư, rủi ro tài chính phái sinh, rủi ro chính trị và pháp lý (Angelopoulos and Mourdoukoutas, 2001); rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng, rủi ro ngoại bảng (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Như vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn tồn tại nhiều loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác Những loại rủi ro này có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các ngân hàng thương mại cần phải kiểm soát các loại rủi ro này

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w