thương mại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thu thập từ các Báo cáo thường niên của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2011 - 2020 Số liệu thu thập được tính toán theo các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng, từ đó phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, chỉ ra những tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam Các NHTM Việt Nam được dùng để phân tích gồm có 20 ngân hàng trong đó có NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, có ngân hàng có quy mô lớn như Agribank, Vietcombank, Vietinbank…, các ngân hàng có quy mô nhỏ như NamAbank Danh sách các ngân hàng sử dụng phân tích chi tiết ở Phụ lục 02
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro chủ yếu của ngân hàng, nó có thể gây ra những tổn thất về mặt tài chính, ngân hàng có thể bị thua lỗ, giảm giá thị trường tài sản của ngân hàng và thậm chí có thể dẫn tới phá sản ngân hàng Rủi ro tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu trực tiếp như: Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và ngoài ra được đánh giá theo các chỉ tiêu gián tiếp là Dư nợ cho vay/Tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng
3 3 1 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng Dư nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay Dư nợ xấu theo quy định của NHNN gồm có dư nợ nhóm 3,4,5 NHTM có tỷ nợ xấu lớn thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, rủi ro tín dụng cao do khách hàng không hoàn trả được nợ vay Theo quy định của NHNN thì các Ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu ≤ 3% được cho là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt
Bảng 3 7 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS25 0
Nhìn vào bảng số liệu thống kê 3 7 cho thấy các NHTM Việt Nam đã chú trọng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu cũng đã được kiểm soát Giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng đều < 3% ngoại trừ năm 2012 là 3,26% và trong đó năm 2019, 2020 các ngân hàng đều kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, công tác thu hồi nợ được thực hiện tốt nên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều ở mức dưới hoặc bằng 3% Điều này sẽ thấy rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Năm Slượống (N) Tỷ lệ nhỏ nhất (Minimum) Tỷ lệ lớn nhất (Maximum) Tỷ lệ trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std Deviation) 2011 20 0 56 7 25 2 63 1 68358 2012 20 1 32 8 80 3 26 1 98084 2013 20 0 82 6 06 2 92 1 27288 2014 20 0 49 5 15 2 38 1 14241 2015 20 0 34 3 41 1 73 0 69112 2016 20 0 68 6 81 2 07 1 31744 2017 20 0 46 4 59 1 82 0 93817 2018 20 0 54 3 20 1 73 0 65578 2019 20 0 38 2 95 1 55 0 58745 2020 20 0 50 3 00 1 42 0 63467
Đơn vị: % 3 26 2 92 2 63 2 38 2 07 1 73 1 82 1 73 1 55 1 42 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020
Nguồn: Thống kê của tác giả
Nhìn vào Biểu đồ 3 2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có sự biến động, ở mức thấp và dao động từ 1,42% - 3,26% Năm 2012 là năm có tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng là cao nhất ở mức 3,26%, tiếp theo là năm 2011 với tỷ lệ nợ xấu là 2,63% Năm 2011, 2012 là năm mà có tỷ lệ xấu trung bình khá cao, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng với độ lệch chuẩn lần lượt là 1 68358; 1 98084 Năm 2011 ngân hàng có tỷ lệ xấu thấp nhất là Sacombank với tỷ lệ là 0,56% và cao nhất là SCB với tỷ lệ xấu 7,25% Năm 2012 ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất với tỷ lệ xấu thấp nhất là Eximbank 1,32%, trong khi đó SHB lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 8,8% Trong một thời gian dài (2006-2010), Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tín dụng là nguồn chính đầu tư phát triển nền kinh tế và chủ yếu vào đầu tư cho thị trường bất động sản, làm suy giảm chất lượng tín dụng, dẫn tới lạm phát tăng cao Và cùng với đó do tác động của cuộc suy thoái toàn cầu dẫn tới các doanh nghiệp hàng hoá không tiêu thụ được, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới doanh nghiệp ngừng sản xuất, phá sản Mặt khác nữa, thị trường bất động sản trầm
lắng, đóng băng điều này cũng dẫn tới tỷ lệ nợ xấu bất động sản tăng cao Điều này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao Các NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ mất vốn của ngân hàng được kiểm soát Năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM được kiểm soát khá tốt đều < 3% Cụ thể:
Đơn vị: %
Biểu đồ 3 3 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2020
Nguồn: Thống kê của tác giả từ báo cáo tài chính của các NHTM
Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM năm 2020 có sự khác biệt giữa các ngân hàng, ngân hàng có tỷ lệ thấp nhất là Techcombank với tỷ lệ xấu là 0,50% và ngân hàng có tỷ lệ cao nhất là VPbank là 3% Các ngân hàng thương mại nghiên cứu thống kê năm 2020 đều có tỷ lệ xấu < 3% Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2020 đều ở mức thấp dưới quy định, điều này cho thấy rằng các NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt công tác quản lý nợ vay, công tác quản trị rủi ro tín dụng, đã thực hiện quản lý tốt từ khâu thẩm định tín dụng tới khâu kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ vay mặc dù năm 2020 là năm kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19