Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 101)

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro gồm có dự phòng cụ thể và dự phòng chung Để phòng tránh rủi ro tín dụng đối với các NHTM thì NHNN yêu cầu các ngân hàng phải có biện pháp và thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, các NHTM phải xếp hạng tín dụng nội bộ, phải ban hành các quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro NHNN yêu cầu và quy định về trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng Dựa trên việc phân loại nhóm nợ khách hàng về mặt định lượng, định tính và tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định của NHNN hiện hành các ngân hàng tính toán và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Việc sử dụng dự phòng để bù đắp những rủi ro theo nguyên tắc dự phòng cụ thể với những khoản nợ cụ thể trước sau đó phát mại tài sản nếu không đủ thì sử dụng dự phòng chung Dự phòng phải được trích lập đủ để bù đắp rủi ro nhưng nếu tăng cao sẽ tăng chi phí ảnh hưởng tới thu nhập ròng của ngân hàng Tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của danh mục tín dụng lớn

Bảng 3 8 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả thống kê từ SPSS25 0

Năm Slượống (N) Tỷ lệ nhỏ nhất (Minimum) Tỷ lệ lớn nhất (Maximum) Tỷ lệ trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std Deviation) 2011 20 0 83 3 97 1 49 0 77766 2012 20 0 16 3 77 1 63 0 77339 2013 20 0 20 3 35 1 63 0 81821 2014 20 0 41 2 74 1 49 0 61239 2015 20 0 84 8 52 1 77 1 69568 2016 20 0 86 1 93 1 32 0 29620 2017 20 0 84 2 39 1 35 0 40707 2018 20 0 90 2 04 1 31 0 283491 2019 20 0 88 1 76 1 23 0 22226 2020 20 0 80 2 29 1 27 0 37569

Nhìn vào bảng 3 8 cho thấy các NHTM Việt Nam đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng này có sự biến động qua các năm từ 2011-2020 Trong số 20 NHTM thống kê phân tích, Sacombank có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro thấp nhất là 0,16% (2012) và ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cao nhất là Agribank (2015) với tỷ lệ 8,52%

Tỷ lệ trích lập dự phòng trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020 được phản ánh rõ hơn dưới biểu đồ sau:

Đơn vị: %

Biểu đồ 3 4 Tỷ lệ trích lập dự phòng trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Thống kê của tác giả

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và dư nợ tín dụng trong đó dự phòng RRTD được trích lập dựa trên cơ sở phân loại nhóm nợ, giá trị tài sản đảm bảo được khấu trừ, tỷ lệ trích lập dự phòng Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy năm 2012, 2013, 2015 có tỷ lệ trích lập dự phòng trung bình khá cao, không có sự chênh lệch nhiều giữa các ngân hàng Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cao có thể thấy rằng ngân hàng có nhiều danh mục tín dụng có mức độ rủi ro cao, tổng dư nợ cho vay ở nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm nợ 3,4,5) và nhất là nợ nhóm 5 Năm 2012, 2013 là năm nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tỷ lệ nợ xấu

của các ngân hàng cao Do đó tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ở những năm này cũng tăng cao

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w