Tình hình thực hiện chế độ BHXH hưu trí tại huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ BHXH hưu trí tại huyện đông anh, hà nội (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 35)

2.3.1. Tình hình thu phí bảo hiểm

2.3.1.1. Cơ sở pháp lý

Đối với BHXH bắt buộc, người lao động đóng 7% (từ năm 2014 là 8%); người sử dụng lao động đóng 13% (từ năm 2014 là 14%), mức tiền lương đóng BHXH cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Đối với BHXH tự nguyện, người tham gia đóng 20% mức thu nhập lựa chọn (từ năm 2014 là 22%), mức thu nhập lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Bảng số 2.4: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm năm 2015 như sau

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người lđ đóng Tổng cộng

BHXH 18% 8% 26%

BHYT 3% 1.5% 4,5%

BHTN 1% 1% 2%

KPCĐ 2% 2%

Tổng phải nộp 34,5%

(Theo luật Bảo hiểm xã hội)

Nhìn vào mức đóng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên chúng ta thấy năm 2015 không có gì thay đổi so với mức đóng của năm 2014. Nhưng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc của năm 2015 lại có những thay đổi đáng chú ý:

+ Kể từ ngày 01/01/2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH (Luật số 38/2013/QH13) và Khoản 6, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT (Luật số 46/2014/QH13).

(So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật việc làm sẽ có thêm người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên mới phải tham gia BHTN).

+ Doanh nghiệp có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01 năm 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.

+ Đối với kinh phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014, tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở (theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Quy trình quản lý thu nộp BHXH

Cơ quan BHXH sẽ cấp thêm mã số quản lý riêng đối với các đơn vị sử dụng lao động có người lao động thuộc đối tượng trên. Đối với đơn vị trích nộp BHXH

theo lương hệ số có mã LAxxxxx, nếu đơn vị trích nộp BHXH theo mức lương có mã LBxxxxx.

Khi người lao động được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài; đơn vị lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số D02-TS; gọi tắt là Mẫu số D02-TS); kèm theo công văn đề nghị thu BHXH, BHTN trong đó nêu rõ có hưởng lương hay không hưởng lương, Quyết định cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài và các giấy tờ liên quan khác để cơ quan BHXH cấp mã số theo dõi riêng. Đồng thời đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tại cột ghi chú ghi: “Đi học tập hoặc công tác nước ngoài”, nộp kèm theo thẻ BHYT cho cơ quan BHXH, trường hợp không nộp thẻ BHYT thì phải đóng bổ sung hết giá trị còn lại của thẻ BHYT.

Khi người lao động hết thời gian được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài trở lại làm việc theo quyết định của cơ quan, tổ chức cử đi, thì đơn vị lập Mẫu số D02-TS (theo mã số LAxxxxx hoặc LBxxxxx đã được cơ quan BHXH cấp); kèm theo: công văn, Quyết định tiếp nhận và các giấy tờ liên quan khác. Đồng thời điều chỉnh tăng lại trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia.

2.3.1.2. Kết quả thu

Nguồn thu chủ yếu của BHXH bao gồm 2 đối tượng chính là người sử dụng lao động hay đó là các cơ quan doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHXH và bản thân người lao động. Trước khi có chính sách đổi mới về BHXH, đối tượng đóng BHXH cho chế độ hưu trí chỉ giới hạn trong phạm vi lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và chỉ có người sử dụng lao động đóng, còn người lao động thì không. Trong thời kỳ đó, Nhà nước mà các đại diện của mình là các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng đóng chủ yếu.

Từ sau năm 1995, BHXH đổi mới đã mở rộng đối tượng tham gia vào BHXH, chủ yếu là chế độ hưu trí. Vì thế, số thu BHXH tăng lên rất nhiều. Bảng số liệu sau cho ta thấy rõ điều này:

Bảng số 2.5: Thu BHXH tại huyện Đông Anh (tính đến 31/12 hàng năm)

Tiêu chí Năm

Số đơn vị Số lao động Số tiền thu BHXH Đơn vị: đồng

2012 1,002 184,497 397,860,624,125

2013 1,075 189,621 451,985,297,216

2014 1,173 198,984 529,220,871,937

(Nguồn: Cơ quan BHXH huyện Đông Anh)

Nhìn chung, BHXH huyện Đông Anh đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH qua hàng năm, góp phần vào tăng trưởng

quỹ. Kết quả này bắt nguồn từ việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật về BHXH, công tác quản lý và đôn đốc tốt hơn.

Bảng 2.6 cho thấy kết quả thu BHXH tại huyện Đông Anh phân theo khối quản lý:

Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH theo khối quản lý (2013-2014)

Khối quản lý Số đơn vị Số lao động Số tiền thu BHXH Đơn vị: đồng 2013 2014 2013 2014 2013 2014 1. DN NN 16 15 2,499 2,514 30,831,126,740 30,797,150,113 2. DN NQD 456 649 19,132 19,531 204,916,904,80 2 248,293,768,86 2 3. DN vốn ĐTNN 46 50 902 1,420 20,105,838,679 24,805,240,884 4. HKD cá thể 12 16 91 91 972,713,807 1,168,953,282 5. HTX 26 44 213 1,074 2,919,922,849 17,420,644,295 6. HCSN 132 114 6,746 6,210 88,560,815,635 89,166,529,600 7. Xã, thị trấn 24 24 579 500 5,229,526,670 6,055,745,616 8. Ngoài công lập 26 30 238 223 2,416,306,068 2,642,667,800 9. HĐND 23 23 313 286 173,807,094 212,118,553 10. CB hưu 111, 130 23 13 383 348 206,945,735 245,097,825 11. CB bán chuyên trách 16 15 159 147 81,645,053 112,001,361 12. Trẻ em 25 25 41,852 54,451 24,524,640,000 25,061,179,500 13. BHYT HS, SV 71 69 55,344 57,746 20,781,320,700 22,353,815,000 14. BHYT hưu trí 0 0 18,332 18,570 27,061,142,567 29,606,418,661 15. BHXH tự nguyện 24 24 855 990 3,409,240,000 4,673,136,600 16. BHYT TN 34 34 14,851 18,858 8,578,197,000 11,709,048,150 17. ĐT 4,5% khác 14 18 25,119 28,025 11,215,203,817 14,897,355,835 Cộng 1,075 1,173 189,62 1 198,98 4 451,985,297,21 6 529,220,871,93 7

( Nguồn: BHXH huyện Đông Anh)

Từ bảng trên cho thấy số đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH rất cao (chiếm tới 55% vào năm 2014). Đây là một con số rất đáng khích lệ. Bởi vì khối doanh nghiệp tư nhân thường tham gia BHXH rất ít. Nguyên nhân do lao động trong khu vực này đại đa số thu nhập và tiền lương thấp nên nhu cầu BHXH với họ chưa phải là cấp bách. Mặt khác, nhận thức của họ về BHXH còn chưa cao, quy trình tham gia và hưởng BHXH lại phức tạp, mức lương thấp, … nên chế độ hưu trí theo hệ thống BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ. Ngoài ra, chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một phần vì mục tiêu lợi nhuận, phần chưa hiểu biết rõ về nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh hay trì hoãn tham gia BHXH. Hơn thế nữa, ngành BHXH chưa có thẩm quyền pháp lý đủ mạnh trong xử lý các trường hợp vi phạm quy định về BHXH, nhất là đối với các doanh nghiệp và chủ sử

dụng lao động. Năm 2014, BHXH huyện đã khởi kiện 7 đơn vị nợ lớn ra tòa nhằm thu hồi nợ đọng để hoàn thành kế hoạch BHXH Thành phố giao.

Ngoài ra, số đơn vị tham gia BHXH tự nguyện còn thấp(chiếm 2.05% vào năm 2014). Thu nhập thấp và không ổn định là nguyên nhân chính khiến cho người lao động khó tiếp cận được với BHXH tự nguyện. Cụ thể, với hình thức BHXH tự nguyện, mức phí phải đóng ít nhất là 22% mức lương tối thiểu và theo mức lương mới nhất là 1.150.000 đồng/ tháng (từ ngày 01/01/2014) thì số phí bảo hiểm phải đóng là khoảng 253.000 đồng/tháng. Đây là số tiền không nhỏ đối với người lao động. Trong khi đó theo khoản 2, Điều 70 Luật BHXH tự nguyện quy định người lao động phải có đủ sau 20 năm đóng BHXH mới được thụ hưởng lương hưu nên nhiều người chưa tin tưởng và chưa có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy họ tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như: đây là chủ trương mới nên người dân chưa quan tâm nhiều và nhận thức đầy đủ và loại hình này, công tác tuyên truyền, vẫn động triển khai ở nhiều xã chưa sâu rộng, thiếu đồng bộ, chưa có hình thức phù hơp để tác động tới đối tượng. Hơn nữa, lượng cán bộ phụ trách BHXH tự nguyện ở huyện còn quá mỏng, chưa có cán bộ chuyên trách cấp xã hay các đại lý thu BHXH tự nguyện, chủ yếu là cán bộ Hội Nông dân kiêm nhiệm trong đó chưa có kinh phí để trả thù lao cho họ nên việc đi khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế.

2.3.2 Tình hình chi trả trợ cấp

2.3.2.1 Cơ sở pháp lý

Điều kiện hưởng lương hưu

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i tại khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác trong hầm lò;

Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

- Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà cỏ đủ từ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 54 luật BHXH năm 2014.

Mức hưởng lương hưu

Mức lương hưu hàng tháng bằng tỷ lệ % hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Cách tính tỉ lệ % như sau: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%; từ năm thứ 16 trở đi, mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì mỗi năm bị trừ 1%. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH quy định cho 03 nhóm đối tượng.

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, được bù bằng mức lương tối thiểu chung. Trường hợp mức lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung mà có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, được hưởng trợ cấp 01 lần đối với thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi đối với nam, từ năm thứ 26 trở đi đối với nữ.

Lương hưu không phải nộp thuế. Người hưởng lương hưu được hưởng BHYT. Không đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần theo quy định, mức trợ cấp BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, mỗi năm tính bằng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tháng đóng BHXH. Người đang hưởng lương hưu nếu bị chết thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật BHXH.

Phương thức chi trả

Hiện nay, trong toàn ngành BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp.

Chi trả trực tiếp được thực hiện bởi các đơn vị BHXH tỉnh, huyện. Hàng tháng, BHXH tỉnh thực hiện xét duyệt công tác giải quyết chế độ cho đối tượng, sau đó cấp kinh phí cho BHXH huyện để chi trả trực tiếp cho đối tượng. Với phương thức chi trả này đã làm giảm sự đi lại cho người tham gia, nhất là từ khi thực hiện cơ chế một cửa đã tạo được những hiệu quả tích cực. Việc chi trả được thực hiện nhanh gọn, đầy đủ và chính xác, vừa đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho nhân dân, vừa nâng cao uy tín của ngành. Đồng thời giúp BHXH các đơn vị có thể tiếp thu ý kiến đóng góp, nguyện vọng cũng như phản ánh của người dân về tình hình thực hiện chi trả các chế độ. Từ đó xác lập được mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan BHXH huyện và đối tượng hưởng BHXH. Cơ quan BHXH huyện có thể thường xuyên kiểm tra và quản lý chặt chẽ đối tượng, nắm được tình hình tăng giảm và điều chỉnh, phát hiện những trường hợp hưởng không đúng, hưởng không có đủ giấy tờ hợp lệ.

Tuy nhiên mô hình chi trả trực tiếp lại có những hạn chế đối với người tham gia BHXH ở các địa phương vùng sâu, vùng xa vì thường gặp khó khăn trong việc vận chuyển và đảm bảo an toàn tiền mặt. Mô hình này cũng không thể tiến hành chi trả đồng thời ở tất cả các xã trong phạm vi toàn huyện. Trong quá trình chi trả chỉ cần một xã không thực hiện đúng kế hoạch sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian chi trả ở các xã khác và toàn huyện.Bởi vậy, ngành BHXH đã áp dụng chi trả gián tiếp thông qua các đại diện chi trả xã, phường.

Chi trả gián tiếp qua các đại lý đã giúp người tham gia BHXH không phải đi tới tận nơi đơn vị BHXH huyện để nhận trợ cấp như trước. Trong cùng một thời gian, việc chi trả được tiến hành ở tất cả cá xã trong phạm vi toàn huyện. Cán bộ chi trả là người của các địa phương nên thường xuyên nắm được tình hình biến động của các đối tượng hưởng hưu trí do địa phương đó phụ trách để phản ánh kịp thời cho BHXH huyện. Nhưng hình thức chi trả này cũng gặp khó khăn bởi trình độ chuyên môn của các đại diện chi trả không đủ để giải thích những thắc mắc về chế độ chính sách. Nhất là yêu cầu về sự tín nhiệm, trách nhiệm đối với đại diện chi trả. Mặc dù thời gian chi trả có thể tiến hành đồng thời ở các xã trong huyện nhưng việc chi trả trong phạm vi một huyện lại có thể kéo dài. Vì vậy, việc quyết toán với BHXH huyện sau mỗi kỳ chi trả thường chậm.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ BHXH hưu trí tại huyện đông anh, hà nội (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w