2.1 .Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh
3.1. Giải pháp
3.1.2. Giải pháp tổ chức thực hiện
Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH
Bộ máy BHXH hiện nay có thể nói là cịn khá mới mẻ trong hoạt động chuyên ngành về bảo hiểm. Việc kiện toàn bộ máy hoạt động và củng cố hệ thống quản lý cơ quan BHXH ở các cấp là cấp thiêt.
Trong BHXH, cần hình thành một bộ phận chức năng riêng chuyên thực hiện và theo dõi quản lý hoạt động của chế độ hưu trí và q trình chi trả cho các đối tượng về hưu ở các cấp, nhất là cấp huyện. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ quan trọng này. Trong thực tế hoạt động chi trả có tác động rất lớn tới người hưởng các chế độ bảo hiểm, và sau đó là những người tham gia, làm cơng tác này tốt sẽ nâng cao uy tín của BHXH, một trong những điều kiện cần cho sự phát triển bản thân BHXH.
Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chuẩn công việc, khối lượng và định mức cơng việc để từ đó xây dựng- hình thành nên bộ phận chuyên thực hiện về chế độ này. Từ đó để thực hiện chế độ được tốt hơn và tránh tình trạng tăng biên chế, lãng phí tài sản nhà nước…
Trong tương lai khi BHXH đã phát triển đến một mức nhất định, nhất là về trình độ tổ chức và quản lý, nên tách riêng các nội dung quản lý cho từng nhóm chế độ BHXH, như các chế độ dài hạn, các chế độ ngắn hạn. Sau đó tiến tới tách riêng từng chế độ. Việc tách như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý từng chế độ, làm cho bản thân hệ thống BHXH hoạt động linh hoạt hơn, dễ thu hút mọi đối tượng tham gia vào BHXH. Để làm được như vậy, ngay từ bây giờ các cơ quan chuyên mơn có liên quan cần nghiên cứu các nội dung cần thiết, các quy chế và hình thức thực hiện cho từng chế độ và cơ chế quản lý chung trong điều kiện các chế độ được quản lý và theo dõi một cách độc lập. Trong quá trình tiến tới thực hiện quản lý theo từng chế độ BHXH, trong thời gian tới nên tách hưu trí thành một chế độ được quản lý riêng. Đó là do tính chất quan trọng và quy mơ của chế độ này trong hệ thống BHXH và trong xã hội nói chung. Sau đó có thể từng bước thực hiện quản lý riêng các chế độ còn lại.
Một trong những nội dung trong đề nghị về hoàn thiện bộ máy nữa là tiếp tục hoàn thiện đội ngũ những người và các cơ quan chính quyền cơ sở cấp phường xã tham gia công tác, hợp tác với các cơ quan bảo hiểm trong thực hiện chi trả cho chế độ hưu trí. Làm tốt mặt này khơng chỉ thực hiện chi trả nhanh chóng mà cịn có thể quản lý chặt chẽ hơn những biến động các đối tượng hưởng chế độ hưu trí ở mỗi địa phương.
Trước tiên là tập trung xây dựng một đội ngũ cán bộ, cơng chức đủ năng lực, trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ; góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo đảm ASXH...
Đội ngũ cán bộ của ngành bảo hiểm xã hội hiện nay được chuyển từ Liên đồn Lao động và Phịng lao động thương binh và xã hội sang. Đại đa số các cán bộ chưa qua đào tạo đại học, thiếu kinh nghiệm quản lý. Một số cán bộ ở cấp tỉnh, huyện trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận với các văn bản của Nhà nước một cách thụ động thiếu tính sáng tạo, phong cách làm việc cịn mang tính chất hành chính quan liêu. Vì vậy, việc đổi mới xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm xã hội là một vấn đề cấp thiết mang tính khách quan. Gần đây ở một số địa phương đã giải quyết cho cán bộ vừa làm vừa đi học tại chức để họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ cũng như quản lý. Song đó mới chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nên khó tránh khỏi tình trạng chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn ngành bảo hiểm xã hội:
- Hình thành trung tâm đào tạo về đại học tại chức, nghiệp vụ tài chính kế tốn, quản lý kinh tế, tin học riêng cho ngành bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh. Cần phải có chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng được cả nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ bảo hiểm xã hội các quận, huyện.
- Đối với việc tuyển dụng cán bộ ngành bảo hiểm xã hội không chỉ chú ý đến số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng cán bộ, đặc biệt là đối với chức danh giám đốc và kế tốn trưởng. Cần lựa chọn các có nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, có tình thương u đồng chí, đồng nghiệp, gắn bó với người lao động.
- Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ:
Một phương án hữu hiệu đang được nhiều ngành mũi nhọn áp dụng đó là lực lượng sinh viên. Để thu hút nhân tài nên đi thẳng vào các trường đại học có chuyên ngành bảo hiểm, hỗ trợ tiền cho các sinh viên xuất sắc theo hợp đồng thoả thuận khi họ tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, muốn xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam vững mạnh thì Đảng và Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho ngành này để có một chương trình đào tạo và sử dụng hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó bản thân ngành bảo hiểm xã hội cũng phải nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo đó.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
Đây là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu, đã và đang được các nhà quản lý quan tâm. Tuy nhiên đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý nghiệp vụ BHXH của hệ thống BHXH Việt Nam mới bắt đầu, các cơng nghệ phần mềm vẫn chưa hồn chỉnh, chưa được áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý nghiệp vụ BHXH khơng chỉ có lợi ích giảm chi phí, mà cịn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị, dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách khoa học trong làm việc, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH...từ đó nâng cao chấtlượng phục vụ.
Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ ứng dụng giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục hành chính về BHXH để giảm thời gian giao dịch của các doanh nghiệp, phấn đấu đến hết năm 2015 giảm xuống còn 49.5 giờ cho các giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan BHXH. Trong thời gian tới, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố, cần thống nhất trong nghiệp vụ thu - chi, kế tốn, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chất lượng, hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố với nhau.
Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH song song với việc xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng thông tin thì chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho tồn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yếu cầu. Điều quan trọng và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH, chẳng hạn: chuẩn hóa các mã quản lý, danh mục các báo biểu, các chỉ tiêu thống kê…
Ngồi ra, cịn phải đầu tư cho việc nghiên cứu phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu tự động hố có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước khác trên thế giới.
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí
BHXH tuy khơng cịn xa lạ gì với người dân nữa nhưng để hiểu đúng, hiểu đủ thì khơng phải ai cũng hiểu được. Do đó, cơng tác thông tin tuyên truyền về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí ln là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan quản lý BHXH. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền đã được chú ý đẩy mạnh và có những kết quả đáng ghi nhận. Đó là nâng cao nhận thức xã hội đối với bảo hiểm xã hội, đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn và đã xây dựng được đội ngũ đông đảo cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của ngành, cơng tác thơng tin tun truyền cịn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Do
đó, ngành BHXH cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH 2014/QH13 đến mọi người sử dụng lao động và NLĐ để tới ngày 01/01/2016 tới đây, luật này sẽ được triển khai một cách hiệu quả. Qua đó giúp cho người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ những thay đổi chính trong luật, những quyền lợi cũng như trách nhiệm mà họ phải thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền cần phải thực hiện theo các hướng sau:
-Trước hết, đó là phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, chế độ hưu trí, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa các loại hình BHXH khác.
-Mặt khác, cũng phải tuyên truyền, giới thiệu cho họ về nội dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia được hưởng. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung “tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động”. Ngoài ra, việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư nguyện vọng, các kiến nghị BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích.
Những nội dung nói trên cần phải thể hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp với đạt hiệu quả cao. Đối tượng tuyên truyền là người lao động và chủ sử dụng lao động nên phải sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau( như truyền hình, đài, tạp chí bảo hiểm xã hội, các phương tiện truyền thông mạng như: facebook, các trang web của bảo hiểm xã hội,…) mới có thể phù hợp với trình độ và nhận thức của họ. Đặc biệt, các nội dung tuyên truyền cần cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, các ấn phẩm tuyên truyền cần phổ cập rộng rãi tới người lao động và chủ sử dụng của họ.